Trong vài phiên gần đây, cổ phiếu HDBank (HDB) của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo ghi nhận thanh khoản tăng khá mạnh. Riêng trong phiên 30/3, có gần 6 triệu cổ phần HDB được chuyển nhượng, cao gấp đôi mức bình quân 10 phiên giao dịch gần nhất.
HDBank nằm trong số ít cổ phiếu lớn đi ngược thị trường và tăng giá mạnh, qua đó giúp chỉ số VN-Index bớt giảm giá giữa áp lực gia tăng mạnh khi mà sự giảm giá của nhóm cổ phiếu “họ FLC” ảnh hưởng xấu tới tâm lý của các nhà đầu tư trên thị trường. Thông tin cựu chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết bị khởi tố và bắt tạm giam khiến giới đầu tư lo ngại nhiều nhóm cổ phiếu giảm giá.
HDBank ghi nhận sức cầu lớn. Khối ngoại cũng đẩy mạnh mua vào cổ phiếu này, với hơn 2,2 triệu đơn vị trong ngày 30/3. Đây là phiên thứ 8 liên tiếp các nhà đầu tư nước ngoài mua ròng cổ phiếu HDB.
Nữ đại gia Phương Thảo chắc vị trí số 1 Việt Nam. |
HDBank cũng là cổ phiếu không chịu ảnh hưởng từ việc cho vay nhóm FLC. Bên cạnh đó, ngân hàng này được đánh giá có thể bứt phá nhờ còn room trong những lĩnh vực tiềm năng như: bancassurance, CASA và đối mới công nghệ.
Đây là ngân hàng hiếm hoi trong hệ thống còn chưa ký độc quyền bảo hiểm bancassurance, mảng vốn mang lại nguồn lợi nhuận to lớn cho nhiều ngân hàng trong vài năm qua.
HDBank của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo cũng có thể mở rộng nguồn vốn giá rẻ nhờ đẩy tỷ lệ CASA và chuyển đổi số. HDBank cũng được hưởng lợi nhờ hệ sinh thái khách hàng đặc biệt đến từ VietJet và mảng bất động sản của nữ tỷ phú Thảo.
Sự bứt phá trở lại của HDBank và VietJet giúp bà Phương Thảo tiếp tục giữ vững ngôi vị nữ tỷ phú số 1 tại Việt Nam.
Gần đây, mảng hàng không vẫn gặp khó do giá nhiên liệu tăng. Tuy nhiên, những căng thẳng Nga-Ukriane đang có tín hiệu hạ nhiệt.
Sau 2 năm đóng băng bởi COVID-19, Việt Nam mở cửa đón du khách quốc tế, đánh dấu sự quay lại mạnh mẽ hơn của ngành du lịch khi Việt Nam.
Theo SSI Research, ngành du lịch mở cửa sẽ thúc đẩy tăng trưởng doanh thu và cải thiện lợi nhuận đối với các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực như: du lịch lữ hành, lưu trú, vận tải du lịch.
Xu hướng đi ngang
Theo MBS, VN-Index mặc dù giảm điểm trong phiên 30/3 nhưng xu hướng chính vẫn là đi ngang đã kéo dài hơn 3 tháng qua, trong kịch bản dòng tiền quay trở lại nhóm cổ phiếu bluechip khi nhóm smallcap đang trong quá trình retest (kiểm tra lại) đỉnh có thể giúp thị trường quay trở lại vùng biên trên của vùng dao động ở 1.511 điểm.
Còn theo YSVN, thị trường có thể sẽ sớm quay trở lại đà tăng trong phiên giao dịch kế tiếp. Đồng thời, VN-Index có thể sẽ quay trở lại vùng giá 1.495 – 1.500 điểm và thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên dòng tiền có thể sẽ còn phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu, điểm sáng là nhóm cổ phiếu ngân hàng là bệ đỡ cho thị trường và thu hút dòng tiền tích cực hơn, nhưng nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn đang trong giai đoạn tích lũy cho nên xu hướng thị trường có thể sẽ chưa rõ ràng trong ngắn hạn.
V. Hà
Có lệnh mở cửa là tiền vào, nữ tỷ phú Phương Thảo giàu chưa từng có
Hàng không đón nhận thông tin tích cực khi Việt Nam mở cửa đón khách quốc tế từ 15/3. Cổ phiếu VietJet tăng mạnh giúp khối tài sản nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo lên kỷ lục.