{keywords}
Người dân Australia kêu gọi tẩy chay Facebook. Ảnh minh họa: Internet

Ngày 18/2, Facebook thông báo người dùng Australia không thể cập nhật tin tức trên nền tảng này nữa. Người dùng nước ngoài cũng không thể chia sẻ tin tức từ quốc gia này. Đây là động thái nhằm đáp trả dự luật truyền thông mới của Australia, trong đó buộc Google và Facebook phải trả tiền cho các liên kết dẫn đến nội dung báo chí xuất hiện trên Bảng tin hay kết quả tìm kiếm.

Trước đó một ngày, Google cho biết đã ký thỏa thuận quan trọng với tập đoàn News Corp của “ông trùm” truyền thông Rupert Murdoch. Tuy nhiên, Facebook lại áp dụng “lựa chọn hạt nhân”, theo Peter Lewis, Giám đốc Trung tâm Trách nhiệm công nghệ của tổ chức Australia Institute.

Phản ứng của người dân Australia

Hành động của Facebook làm dấy lên nhiều ý kiến trái chiều trên toàn đất nước. Từ khóa #deletefacebook đã lọt top xu hướng Twitter tại đây vào ngày 18/2. Trong khi xóa sạch bài viết trên các trang của tổ chức báo chí, Facebook cũng vô tình làm ảnh hưởng đến các trang của hàng chục tổ chức từ thiện, y tế, doanh nghiệp nhỏ, cơ quan chính phủ.

Fred Azis Laranjo, một người đang sống tại Sydney, cho rằng quyết định của Facebook sẽ bị phản tác dụng và mạng xã hội sẽ đánh mất người hâm mộ cũng như khách hàng. Theo ông, Facebook gây bất tiện và khiến bộ phận lớn dân số tức giận. “Về lâu dài, tôi nghĩ khuyến khích nhiều người tìm kiếm tin tức chủ động hơn là một việc tốt, đồng nghĩa họ sẽ tiếp cận với các quan điểm đa dạng hơn”.

Một cư dân Sydney khác, Josh Gadsby, tỏ ra quan tâm tới vấn đề này và có lẽ hầu hết người dân Australia đều như vậy. Facebook đã khiến tình hình trở nên trầm trọng hơn khi cấm cả các trang không phải tin tức. “Làm việc cho tờ Financial Times vài năm, tôi chứng kiến Facebook và Google tác động ra sao tới doanh thu quảng cáo của các nhà xuất bản truyền thống. Tôi nghĩ họ trả gì đó để sử dụng nội dung từ nhà xuất bản là điều hợp lý”.

Gadsby tin rằng Facebook đáng lẽ nên đàm phán với các nhà xuất bản. Ông cũng hiếu kỳ với bước đi tiếp theo nhưng nhận định lệnh cấm sẽ không kéo dài.

Thời điểm Facebook quyết định cấm tin tức tại Australia cũng khiến một số người tức giận. Natasha Kinrade, người đang làm trong bộ phận bán hàng tại hãng tổ chức sự kiện Clifton, nói việc Facebook cấm tin tức, đặc biệt trong thời kỳ Covid, là vô cùng sai lầm. Bà chỉ ra đôi khi Facebook là nguồn tin cập nhật nhanh nhất về các sự kiện bất ngờ như tấn công khủng bố.

Nhà đầu tư mạo hiểm John Henderson lo ngại về hậu quả xã hội khi các nguồn tin chính thống biến mất khỏi Facebook. Nó chắc chắn sẽ tạo không gian lớn hơn cho tin giả và báo chí không đáng tin cậy. Dù vậy, Joe Daunt, một biên tập viên video cao cấp tại công ty A Cloud Guru, lại hi vọng mọi người sẽ ít phải nhìn thấy tin giả và thông tin sai sự thật hơn nếu bắt đầu tìm kiếm tin tức bên ngoài Facebook.

Jon Gore, người đang sống tại vịnh Byron, trả lời CNBC rằng ông thực sự không quan tâm tới động thái của Facebook. Ông chia sẻ không dùng Facebook để cập nhật tin tức và cảm thấy phải kiểm tra nhiều nguồn tin hơn nếu đọc tin tức trên nền tảng này. “Tôi không hứng thú tới các câu chuyện giật gân. Tôi khá bực mình và không chủ động bấm vào các liên kết chứa tiêu đề câu view”. Theo Gore, nhiều doanh nghiệp nhỏ và tổ chức từ thiện có thể gặp kos khăn sau khi trang của họ bị Facebook xóa.

Góc nhìn chính trị

Các nhà lãnh đạo Australia vô cùng tức giận với Facebook. Thủ tướng Scott Morrison gọi hành động của Facebook là “kiêu ngạo”, “đáng thất vọng”, trong khi Bộ trưởng Ngân khố Josh Frydenberg nói Facebook đã hành động sai và không cần thiết. Nó sẽ làm tổn hại tới uy tín của họ tại Australia.

“Quyết định cấm người dân Australia truy cập các website chính phủ - dù các cơ quan hỗ trợ trong đại dịch, sức khỏe tâm thần, dịch vụ khẩn cấp, Cục Khí tượng… hoàn toàn không liên quan tới luật báo chí, thứ mà thậm chí còn chưa được Thượng viện thông qua”, ông Frydenberg phát biểu trong cuộc họp báo ngày 18/2. Sáng hôm sau, ông cập nhật Twitter cho biết đã nói chuyện với CEO Facebook Mark Zuckerberg về các vấn đề còn tồn tại và sẽ hành động ngay lập tức. Ông tái khẳng định Australia cam kết áp dụng luật báo chí mới.

Dữ liệu từ hãng nghiên cứu Statista cho thấy 62% người dân Australia cập nhật tin tức từ truyền hình, 52% từ mạng xã hội.

Du Lam (Theo CNBC)

Mỹ cấp tốc soạn luật hỗ trợ báo chí đàm phán với Facebook, Google

Mỹ cấp tốc soạn luật hỗ trợ báo chí đàm phán với Facebook, Google

Dự luật hỗ trợ báo chí của Mỹ xuất hiện vào thời điểm căng thẳng leo thang giữa Australia với Facebook. "Nếu nhìn vào các báo quy mô nhỏ, cách duy nhất để có hợp đồng hợp lý là cùng hành động", CEO của News Media Alliance bình luận.