Đến nay, làng nghề làm trống ở Bình An đã có hơn 200 năm tồn tại, nhưng hiện chỉ còn 15 hộ gia đình vẫn còn sống với nghề. Trống của Bình An có nhiều chủng loại và mẫu mã. Từ chiếc trống cơm nhỏ nhắn đến chiếc trống đại cao hơn đầu người đã được liên tục sản xuất và được nhiều khách hàng ưa chuộng. 

Những ngày cuối năm, cơ sở bịt trống Năm Mến, ấp Bình An, xã Bình Lãng, Tân Trụ, Long An trở nên tấp nập hơn, vì anh Nguyễn Văn An, hiện 44 tuổi phải sản xuất hàng kịp giao cho khách.

{keywords}
Những tấm gỗ phơi khô để làm trống.

Anh An cho biết, cơ sở làm trống này là của bố anh - nghệ nhân dân gian Nguyễn Văn Mến để lại. ‘Gia đình tôi là gia đình đầu tiên làm nghề trống ở Bình An. Tôi là đời thứ 5 nối nghiệp gia đình làm nghề này’, anh An nói.

Người đàn ông quê Long An kể, nghề làm trống của gia đình anh bắt nguồn từ ông sơ của anh – tên Nguyễn Văn Ty – một thương hồ buôn nước mắm, quanh năm lênh đênh trên sông nước. Một lần, ông Ty đến Rạch Gầm (Gò Công) thì được một nhà sư truyền thụ cho nghề làm trống.

Anh An cho biết, dù hiện nay ở Bình An nhiều gia đình bỏ nghề vì thu nhập không đảm bảo, nhưng anh vẫn muốn tiếp tục duy trì công việc truyền thống của gia đình vì tình yêu trống đã ngấm vào máu.

{keywords}
Những thân trống này được khoét rỗng từ thân cây.

‘Tôi vẫn tự hào khi mình có thể tạo ra các sản phẩm đảm bảo chất lượng. Các tổ chức cần trống đã tìm đến Bình An để tìm cho mình sản phẩm ưng ý. Những trường học, chùa, đình, những đoàn múa lân sư rồng vẫn thường xuyên tìm kiếm những chiếc trống có tiếng kêu phù hợp’, anh An tự hào về công việc mình đang theo đuổi.

Gần Tết, khách đặt nhiều hàng, công việc của anh An dồn dập hơn. Theo anh An, chiếc trống quan trọng nhất vẫn là mặt trống. Mặt trống phải được làm bằng da trâu, đã phơi đã khô và cứng.

{keywords}
Tấm da trâu làm mặt trống.

‘Không phải da con trâu nào cũng làm được mặt trống. Da đạt chuẩn là con trâu phải trên 10 tuổi, nuôi bằng cỏ tự nhiên. Da từ trâu vỗ béo bằng thức ăn ở những địa phương khác hoặc những miếng da đã ngâm muối lại càng không thể.

Ở Long An bây giờ ít còn trâu nào đạt chuẩn để làm da trống. Tôi phải đến Tây Ninh mới tìm được da trâu phù hợp’, anh An khẳng định.

{keywords}
Những chiếc trống đã hoàn thiện, chờ giao cho khách.

Gỗ làm thân trống phải là gỗ sao. Đây là loại gỗ thuộc nhóm 3 rất chắc và không mối mọt. Những miếng gỗ này sẽ được hơ lửa uốn cong, bào chuốc ghép lại thành thùng trống.

Mỗi loại trống có mỗi phân âm khác nhau. Trống múa lân phải giòn giã thúc giục, trống chầu, trống trường học trầm hơn. Trống cơm, trống nhạc lễ đều có âm riêng của từng loại. Trống cơm nhạc ngũ âm đánh bằng 2 ngón tay, vỗ những bản Nam ai trong những đám tang làm rơi nước mắt nhiều người. Muốn đạt được những âm thanh chuẩn như thế phải nhờ vào tay nghề của người thợ gọt da.

{keywords}
Đây là chiếc trống to anh An vừa hoàn thiện.

Anh An cho biết, thời gian làm một chiếc trống nhỏ là khoảng vài ngày, nhưng chiếc trống lớn thì mất 3-4 tháng. Trống không phải ghép bằng những miếng gỗ mỏng mà phải dùng thân cây to khoét rỗng ruột. Chính vì sự tỉ mỉ, công phu như vậy nên một chiếc trống lớn có thể được bán với giá lên đến vài trăm triệu.

Anh An còn cho biết, trung bình một năm gia đình anh có thể làm từ 3-400 sản phẩm, gồm trống to và trống nhỏ. ‘Làm trống phải có đam mê mới được. Vợ chồng tôi có hai con trai, hiện có một cháu cùng đam mê với bố. Tôi mong có thể truyền lại nghề truyền thống của gia đình cho con’, anh An nói.

Anh nông dân dựng lều, chăm ngàn chậu hoa Tết

Anh nông dân dựng lều, chăm ngàn chậu hoa Tết

 Dưới ánh nắng gay gắt anh thanh niên vẫn căm cụi làm việc. Một mình anh lặng lẽ bỏ từng nhúm phân vào từng chậu hoa giữa khu đất rộng bạt ngàn.  

Trần Chánh Nghĩa