{keywords}
Yossi Carmil, một trong những người thành lập hãng cung cấp dịch vụ bẻ khóa iPhone Cellebrite. Ảnh: (Cellebrite)

Kayleigh Haywood, cô gái 15 tuổi đến từ Measham, Leicestershire, gặp kẻ sau này sẽ giết mình thông qua Facebook. Khi thi thể cô gái được phát hiện, cảnh sát đã sử dụng một chiếc điện thoại đặc biệt để mở khóa thiết bị của cô – vốn đang bị khóa và phá hoại nghiêm trọng - để trích xuất thông tin. Bằng chứng thu được giúp cảnh sát tìm ra kẻ thủ ác, chính là gã hàng xóm Stepen Beardman. Nó cũng giải oan cho một nghi phạm.

Trước đó, công nghệ này đã hỗ trợ FBI mở khóa iPhone của thủ phạm vụ xả súng San Bernardino sau khi Apple không đồng ý hợp tác, cũng như thu thập bằng chứng sau vụ xả súng tại hộp đêm cho người đồng tính tại Orlando, Florida (Mỹ).

Tất nhiên, sẽ có những ý kiến phản đối một công ty giúp chính phủ hack điện thoại của họ. Điều đó khiến Cellebrite, công ty Israel đứng sau thiết bị bẻ khóa nói trên, trở thành mục tiêu công kích của các tổ chức nhân quyền trên toàn cầu với lo ngại nó bị lợi dụng làm điều sai trái.

Yossi Carmil, một trong những người sáng lập kiêm CEO Cellebrite, cho biết “la bàn đạo đức” của Cellebrite vẫn còn nguyên vẹn. Ông tự nhận là “những người tốt hỗ trợ các anh hùng trong công việc của họ”, đó là cứu mạng người khác, duy trì bình an cho cộng đồng.

Cellebrite ban đầu là công ty cung cấp dịch vụ sao lưu, truyền và khôi phục dữ liệu smartphone, hợp tác với các nhà mạng như Orange, T-Mobile, Carphone Warehouse. Khoảng 10% việc kinh doanh của họ đến từ những công ty tư nhân cần trích xuất dữ liệu từ điện thoại nhân viên vì lý do nhân sự, đánh cắp tài sản sở hữu trí tuệ hay điều tra lừa đảo.

Ông Carmil, 54 tuổi, có quan hệ thân cận với quân đội và cảnh sát. Ông dành 4 năm trong quân ngũ, nơi ông là một người lính chiến đấu và sỹ quan trong lực lượng đặc biệt. Ông gọi đây là quãng thời gian “đáng tự hào”. Ông từng làm cho Bộ Quốc phòng Israel trước khi chuyển sang châu Âu sống 10 năm, công tác tại Bosch và Siemens. Ông dành phần lớn thời gian này tại Đức, nơi ông lấy bằng MBA từ Đại học Ludwig Maximilian.

Ông trở về quê nhà Israel sau khi chị gái mất, sau đó kết hôn và sinh được 3 người con. Con trai lớn 19 tuổi của ông Carmil cũng đang phục vụ trong quân đội, hiện đóng quân tại biên giới giữa Israel và Gaza.

Phá khóa các ứng dụng mã hóa, vi phạm quyền riêng tư của người dùng, khiến hình ảnh của Carmil xấu đi trong mắt các lãnh đạo công nghệ. Moxie Marlinspike, CEO ứng dụng nhắn tin bảo mật Signal, từng công khai bài viết mô tả chi tiết lỗ hổng có thể thay đổi nội dung tin nhắn khi Cellebrite trích xuất chúng, làm hỏng bằng chứng quan trọng. Tuy nhiên, ông Carmil cho rằng việc khai thác lỗ hổng đó không bao giờ xảy ra trong thực tế.

Đối với ông Carmil, Anh là thị trường quan trọng với khoảng 50 cơ quan hành pháp đang dùng công nghệ của họ. Bên cạnh 17 nhân viên phụ trách kinh doanh và tiếp thị tại châu Âu, Cellebrite sẽ tuyển thêm các nhà nghiên cứu và nhà phát triển. Tổng cộng, công ty đang có khoảng 300 nhân sự, một số được mời về từ các tổ chức tình báo và hãng công nghệ khác.

Khi được hỏi làm thế nào để bảo đảm công nghệ của họ không bị dùng để chống lại người vô tội hay nhân quyền, ông Carmil khẳng định “trách nhiệm của tôi là không để công cụ quyền lực rơi vào tay kẻ xấu”. Cellebrite có một bộ phận pháp lý chuyên viết chính sách và một nhân viên tuân thủ, có nhiệm vụ báo cáo trực tiếp cho CEO. Trước khi phát hành cổ phiếu lần đầu, Cellebrite cũng thành lập một hội đồng đạo đức độc lập để truy cứu trách nhiệm nếu Cellebrite vi phạm.

Ông Carmil cho biết công ty kiểm soát mọi giấy phép mà họ bán ra từ xa và có thể vô hiệu hóa, cho vào sổ đen bất kỳ giấy phép nào, kể cả khi mới có chút nghi ngờ. Cellebrite bị cấm bán công nghệ cho Iraq, Lebanon, Palestine. Gần đây, họ quyết định dừng bán hàng sang Nga, Belarus và Trung Quốc.

Thường được biết đến như một công ty mờ ám, bị bịt miệng bởi các hợp đồng bí mật, ông Carmil muốn minh bạch hơn trước thềm IPO.

Du Lam (Theo Telegraph)

Microsoft: Tỷ lệ lây nhiễm malware và ransomware gia tăng

Microsoft: Tỷ lệ lây nhiễm malware và ransomware gia tăng

Theo các chuyên gia, tỷ lệ nhiễm malware ở châu Á Thái Bình Dương đang gia tăng trong 18 tháng qua. Tại Việt Nam, tỷ lệ lây nhiễm mà Microsoft đo được là 7%.