Tại thời điểm hiện nay, rất nhiều người đã nhiễm Omicron. Giờ đây, BA.2, biến thể phụ dễ lây của Omicron, đang nhanh chóng lan khắp thế giới.

Hiện BA.2 chiếm ưu thế so với các phiên bản khác của biến thể Omicron (bao gồm BA.1, BA.1.1 và B.1.1.529).

Khi các hạn chế về đại dịch được dỡ bỏ ở một số nước, số ca nhiễm BA.2 đã gia tăng mạnh. Điều đó khiến không ít người lo lắng liệu có tái nhiễm Omicron hay không?

{keywords}

Ảnh minh họa: Dhakatribune

Tái nhiễm Omicron có thể xảy ra nhưng không phổ biến

Các nhà khoa học ở Đan Mạch, nơi BA.2 lan rộng, phát hiện, tái nhiễm BA.2 dù từng mắc BA.1 có thể xảy ra, nhưng khá hiếm.

Xem xét dữ liệu của hơn 1,8 triệu bệnh nhân trong khoảng thời gian 3 tháng từ tháng 11/2021 đến tháng 2/2022, họ chỉ tìm thấy 47 ca nhiễm BA.2 sau khi mắc BA.1. Hầu hết các trường hợp là những người trẻ tuổi, chưa được tiêm chủng. Ở Anh, trong hơn 500.000 mẫu lấy cùng khoảng thời gian, chỉ có 43 trường hợp tái nhiễm.

Tuy nhiên, các khảo sát được thực hiện trong một khoảng thời gian rất ngắn. Không rõ khả năng miễn dịch Omicron có thể tồn tại trong bao lâu và có khác biệt giữa mọi người hay không.

Một số phân tích trong phòng thí nghiệm ghi nhận, nhiễm BA.1 cung cấp khả năng bảo vệ chéo chống lại BA.2.

Tạp chí Y học New England tháng 3 đăng tải đánh giá các mẫu máu từ 24 người đã tiêm vắc xin chưa từng nhiễm Covid-19; 7 người đã tiêm phòng và nhiễm bệnh gần đây (vì vậy có lẽ đã mắc BA.1); 1 người chưa tiêm phòng và đã nhiễm bệnh. Thống kê cho thấy:

- Đối tượng dễ nhiễm BA.2 nhất là những người chưa tiêm chủng, những người không nhiễm BA.1.

- Các mũi tiêm nhắc lại dường như khá hữu ích để tăng mức kháng thể chống lại cả BA.1 và BA.2 cho những người chưa bao giờ nhiễm bệnh.

- Nhóm được bảo vệ tốt nhất chống lại BA.2 là những người đã tiêm chủng, tiêm tăng cường và từng nhiễm bệnh.

- Nhóm đã tiêm chủng, từng nhiễm Covid-19 (có lẽ là BA.1) có mức kháng thể trung hòa chống lại BA.2 cao gấp 3 lần so với những người khác.

Điều đó cho thấy có khả năng miễn dịch tự nhiên chéo đối với BA.2 từ BA.1.

Mũi vắc xin tăng cường có thể sẽ chống BA.2 tốt như với các phiên bản khác của Omicron. Câu hỏi còn lại là tác dụng của mũi thứ 3 kéo dài bao lâu.

Nghiên cứu ở Qatar từ cuối tháng 12/2021 tới cuối tháng 2/2022 ghi nhận:

- Từng nhiễm Covid-19 giảm 46% nguy cơ nhiễm BA.2

- Tiêm đủ 3 mũi vắc xin ngăn ngừa nhiễm bệnh 52%

- Miễn dịch "lai" (tiêm 2 liều vắc xin và từng nhiễm bệnh) giảm nguy cơ nhiễm BA.2 tới 55%

- Miễn dịch "lai" cộng với mũi tiêm tăng cường gần đây làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh xuống 77%.

An Yên (Theo Insider)

Người nào dễ bị tái nhiễm Covid-19?

Người nào dễ bị tái nhiễm Covid-19?

Nhiều người dân đang có suy nghĩ mắc biến chủng Omicron, khả năng tái nhiễm sẽ thấp, dẫn đến tâm lý chủ quan. Tuy nhiên đã có trường hợp người bệnh tái nhiễm đến lần thứ 2, 3. Vậy ai dễ có nguy cơ tái nhiễm?