5G là công nghệ tiên tiến sẽ được sử dụng đại trà trong vài năm tới, điều này dẫn đến việc gia tăng sử dụng năng lượng, khiến các nhà cung cấp buộc phải nghĩ đến những giải pháp tối ưu điện năng nhằm tiết kiệm chi phí.

{keywords}
Tiết kiệm năng lượng là một yếu tố quan trọng khi vận hành 5G. (Ảnh minh hoạ: MobiFone)

Ước tính cho thấy mạng 5G có thể hiệu quả hơn tới 90% trên mỗi đơn vị lưu lượng so với mạng 4G trước đó, nhưng chúng đòi hỏi nhiều năng lượng hơn do mật độ mạng tăng, phụ thuộc nhiều vào hệ thống và cơ sở hạ tầng CNTT cũng như việc sử dụng mạng và lưu lượng truy cập tăng cao. 

Báo cáo từ công ty tư vấn viễn thông STL Partners và Vertiv (NYSE: VRT), nhà cung cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và các giải pháp quản lý liên tục, kết luận rằng các nhà khai thác viễn thông nên giải quyết những thách thức này theo hai cách. 

Một là, áp dụng các phương pháp về hiệu suất năng lượng tốt nhất cho mạng của họ. Hai là, khuyến khích khách hàng áp dụng dịch vụ hỗ trợ 5G để giảm tiêu thụ và phát thải ở mọi tầng lớp.

STL Partners ước tính lưu lượng 5G toàn cầu sẽ vượt qua 3G/4G ngay sau năm 2025, khiến tính bền vững trở thành ưu tiên cấp thiết của các nhà khai thác. Trên thực tế, 40% doanh nghiệp được khảo sát cho biết tiết kiệm năng lượng nên là ưu tiên hàng đầu hoặc thứ hai đối với các nhà khai thác viễn thông khi triển khai mạng 5G.

Khảo sát 500 doanh nghiệp trên toàn cầu về việc sử dụng năng lượng và chi phí liên quan đến 5G cho thấy, có 5 phương pháp để giảm thiểu sự tiêu thụ năng lượng và gia tăng và chi phí.

Cụ thể, doanh nghiệp nên chọn triển khai các phần cứng và phần mềm được thiết kế và vận hành cho hoạt động hiệu quả. Xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, bao gồm các trung tâm dữ liệu biên (Edge data center) để hỗ trợ kiến trúc CNTT Cloud Native.

Song song đó, các nhà khai thác viễn thông phải có công cụ quản lý cơ sở hạ tầng: Triển khai phần cứng và phần mềm thích hợp để đo lường, giám sát, quản lý, cải tiến và tự động hóa mạng. Cần tổ chức và đánh giá để có cái nhìn tổng thể, đầy đủ về vòng đời chi phí và việc đầu tư trên toàn mạng.

Cuối cùng, hợp tác với nhiều bên, bao gồm áp dụng các mô hình thương mại, những tiêu chuẩn và chương trình hợp tác có tính đổi mới và phi truyền thống.

“Do sự phụ thuộc vào CNTT để kích hoạt các ứng dụng 5G, nên cần có sự hợp tác cao độ giữa các nhà khai thác, OEM, nhà cung cấp cơ sở hạ tầng cũng như khách hàng để đảm bảo việc triển khai được tối ưu hóa và mọi hiệu năng khả dụng đều có thể được thực hiện”, Scott Armul, Phó chủ tịch phụ trách Hệ thống cáp vật lý bên ngoài và Nguồn điện một chiều toàn cầu tại Vertiv cho biết.

Báo cáo cũng xác định ba ngành có tiềm năng cải thiện đáng kể thông qua việc sử dụng dịch vụ 5G. Lĩnh vực sản xuất có thể đạt được lợi ích lên đến 730 tỷ USD vào năm 2030 thông qua việc sử dụng 5G để cho phép kích hoạt nâng cao dự đoán bảo trì và tự động hóa. 

Ngành Giao thông vận tải và Logistic (chuyên chở hàng hóa) có thể nhận được lợi nhuận lên tới 280 tỷ USD vào năm 2030 thông qua hỗ trợ lái xe tiên tiến, cơ sở hạ tầng giao thông được kết nối và giao hàng tận nhà tự động. 

Cuối cùng, lĩnh vực chăm sóc sức khỏe có thể cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ tới 1 tỷ bệnh nhân vào năm 2030, đồng thời giảm lượng khí thải nhờ vào hiệu quả sử dụng tài sản cao hơn, giảm việc đi lại của bệnh nhân và bác sĩ cũng như năng suất của bác sĩ lâm sàng cao hơn.

Hải Đăng

Singapore đầu tư thêm 22,57 triệu USD để thúc đẩy phát triển 5G

Singapore đầu tư thêm 22,57 triệu USD để thúc đẩy phát triển 5G

Theo một thông báo vừa được đưa ra từ Cơ quan Phát triển truyền thông Infocomm của Singapore (IMDA), Singapore đã dành thêm 30 triệu đô la Singapore (22,57 triệu USD) để thúc đẩy sự phát triển và áp dụng các sản phẩm và dịch vụ 5G trong nước.