1. Nguồn điện nào đóng vai trò chủ chốt tại Việt Nam?
-
Nhiệt điện than
0%
- Thủy điện
0%- Điện gió
0%- Điện mặt trời
0%Chính xácTheo thống kê của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trong quý 1/2023, sản lượng điện huy động bởi nhiệt điện than vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, đạt 45,3%.
Thủy điện chiếm 24,9%, năng lượng tái tạo (bao gồm cả điện mặt trời, điện gió) chiếm 16,5%, tua bin khí chiếm 11,6% và điện nhập khẩu chiếm 1,5%.
Thống kê trung bình 10 năm qua, nhiệt điện than vẫn dẫn đầu về sản lượng điện. Tuy nhiên, ngành điện lực Việt Nam đang hướng đến giảm tỷ trọng của loại hình này trong tương lai.
2. Nhà máy nhiệt điện than đầu tiên của Việt Nam được xây dựng ở tỉnh nào?
-
Hải Phòng
0%
- Quảng Ninh
0%- Nam Định
0%- Thanh Hóa
0%Chính xácTheo thông tin của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), nhà máy nhiệt điện đầu tiên của nước ta có tên Nhà đèn Vườn hoa.
Nhà đèn Vườn hoa được người Pháp xây dựng tại Hải Phòng vào tháng 2/1894. Một số ý kiến cho rằng, sau sự xuất hiện của nhà máy nhiệt điện này, Hải Phòng là nơi đầu tiên tại Đông Dương có điện dân dụng.
Đến năm 1961, Việt Nam xây dựng thêm Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí dưới sự giúp đỡ của chuyên gia Liên Xô. Chuyên gia Trung Quốc cũng hỗ trợ Việt Nam xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình vào năm 1974.
3. Nhà máy thủy điện đầu tiên của Việt Nam có tên gì?
-
Thủy điện Hòa Bình
0%
- Thủy điện Trị An
0%- Thủy điện Ialy
0%- Thủy điện Ankroet
0%Chính xácAnkroet là nhà máy thủy điện đầu tiên của Việt Nam, được người Pháp xây dựng từ năm 1942 với nguyên liệu chủ yếu bằng đá.
Nhà máy Thủy điện Ankroet nằm trong thung lũng Dan Kia – Suối vàng, cách thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) khoảng 15km. Ankroet chính thức đi vào hoạt động năm 1946.
Cách nhà máy khoảng 5km là hệ thống đập tự tràn với hồ chứa có dung tích 1 triệu m3 nước. Hồ Suối Vàng được tạo nên nhờ quá trình ngăn dòng cũng là địa điểm được du khách ưa thích ghé thăm.
4. Đường dây 500kV Bắc – Nam chính thức đi vào hoạt động vào năm nào?
-
1984
0%
- 1994
0%- 2004
0%- 2014
0%Chính xácVào lúc 19h ngày 27/5/1994, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã chỉ đạo hòa mạng lưới điện miền Nam với 4 tổ máy của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình tại Trạm biến áp 500kV Đà Nẵng thông qua đường dây 500kV.
Đây được coi là bước ngoặt trong lịch sử ngành điện Việt Nam. Sự xuất hiện của đường dây 500kV Bắc – Nam giúp đảm bảo an ninh năng lượng, ổn định kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng.
5. Vùng nào có tiềm năng phát triển điện gió lớn nhất Việt Nam?
-
Tây Bắc Bộ
0%
- Bắc Trung Bộ
0%- Nam Trung Bộ
0%- Đồng bằng sông Cửu Long
0%Chính xácCác tỉnh ven biển Nam Trung Bộ có tiềm năng phát triển điện gió lớn nhất Việt Nam. Hiện tại, đây cũng là vùng có nhiều tua-bin điện gió nhất.
Ưu thế của vùng Nam Trung Bộ đến từ tốc độ gió cao. Ở độ cao 50m, tốc độ gió trung bình đạt 7-11m/s. Theo Bản đồ Gió Toàn cầu (Global Wind Atlas), hơn 39% diện tích Việt Nam có tốc độ gió hàng năm trên 6m/s và 8% diện tích đất liền có tốc độ gió trung bình 7m/s.
Ngoài ra, một số địa điểm tại vùng Tây Nguyên và Tây Nam Bộ cũng có tốc độ gió phù hợp cho phát triển năng lượng điện gió.
- Bắc Trung Bộ
- 1994
- Thủy điện Trị An
- Quảng Ninh
- Thủy điện