Sáng 22/9, cư dân sống trong khu đô thị 90 Nguyễn Tuân (phường Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân) được ban quản lý tòa nhà thông báo về việc tạm ngừng cấp nước sạch. Nhận được thông tin, nhiều gia đình tá hỏa tìm xô, chậu tích nước.
Thông báo gửi đến các khu dân cư ở phía Tây Hà Nội, Công ty nước sạch Sông Đà cho biết, khoảng 18h ngày 21/9, công ty này phát hiện sự việc có thể ảnh hưởng tới chất lượng nước thô cấp cho nhà máy.
Để đảm bảo cấp nước an toàn, từ 18h54 ngày 21/9, Công ty nước sạch Sông Đà đã chủ động dừng sản xuất nước để kiểm tra, xử lý sự việc.
Trao đổi nhanh với phóng viên VietNamNet, ông Nguyễn Xuân Quý, Tổng giám đốc Công ty nước sạch Sông Đà cho biết, sự cố môi trường đến từ các hoạt động sản xuất bên ngoài nhà máy nước sạch. Sự cố này có nguy cơ tác động tới chất lượng nước thô cấp cho Nhà máy nước sạch Sông Đà.
“Công ty đang xử lý theo hướng an toàn nhất để bảo vệ nguồn nước cho nhà máy nước sạch. Khoảng 12h chiều 22/9, nhà máy sẽ vận hành trở lại, cung cấp nước cho các hộ dân”, ông Quý nói.
Khi được hỏi cụ thể sự cố có thể ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước đầu vào nhà máy nước sạch Sông Đà là gì thì ông Quý không thông tin.
Trước đó, tháng 10/2019, một xe tải chở dầu nhớt thải đổ trộm vào khe núi xã Phú Minh, Kỳ Sơn (Hòa Bình), sau đó dầu lan vào kênh dẫn của Nhà máy nước sạch sông Đà, khiến nước sau xử lý có mùi lạ. Sự việc làm hàng vạn hộ dân ở phía Tây Hà Nội mất nước sạch trong tháng 10/2019.
Nhà máy nước sạch sông Đà cung cấp trung bình 250.000 - 260.000 m3/ngày đêm đến 250.000 hộ dân của Hà Nội, thuộc địa bàn các quận phía Tây Hà Nội.
>>Xem tin nóng: Lời khai bất ngờ vụ giết người tình rồi chở xác đến công an đầu thú
Công ty nước sạch sông Đà thay Tổng giám đốc
Ông Nguyễn Xuân Quý được bổ nhiệm làm TGĐ công ty CP đầu tư nước sạch Sông Đà thay ông Nguyễn Văn Tốn xin nghỉ việc.
Nhà máy nước sạch sông Đà được cấp phép như thế nào?
Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên Môi trường) lần đầu lên tiếng về quy trình pháp lý của nhà máy nước sạch sông Đà.