Ngày 8/4 vừa qua, Bộ Thương mại Mỹ tiếp tục đưa 7 hệ thống siêu máy tính của Trung Quốc vào “danh sách thực thể” do quan ngại “phá hoại sự ổn định của hiện đại hóa quân đội” và “đi ngược lại với an ninh quốc gia của Mỹ” hoặc lợi ích chính sách đối ngoại.

{keywords}

Các pháp nhân liên quan bao gồm: Công ty CNTT Phytium Thiên Tân, Trung tâm thiết kế bo mạch hiệu suất cao Thượng Hải, Sunway Microelectronics, Trung tâm Siêu máy tính quốc gia Tế Nam, Trung tâm Siêu máy tính quốc gia Thâm Quyến, Trung tâm Siêu máy tính quốc gia Vô Tích, Trung tâm Siêu máy tính quốc gia Trịnh Châu. Trong danh sách này bao gồm một số doạnh nghiệp chip CPU chiến lược của Trung Quốc.  

Tại sao siêu máy tính lại thu hút sự chú ý?

Đúng như tên gọi, siêu máy tính là một máy tính có khả năng tính toán và xử lý dữ liệu mạnh mẽ. Tốc độ tính toán của siêu máy tính trung bình hơn 10 triệu lần mỗi giây và dung lượng lưu trữ là hơn 10 triệu bit, riêng với siêu máy tính cấp E, tốc độ xử lý có thể lên tới hàng chục tỷ phép toán mỗi giây.

Trên thực tế, siêu máy tính cấp E đang đóng vai trò to lớn trong việc giải quyết các vấn đề như khủng hoảng sức khỏe, khủng hoảng năng lượng, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu mà nhân loại phải đối mặt, cũng như mô phỏng sự tiến hóa của vũ trụ, xác minh vật liệu mới và mô phỏng vũ khí hạt nhân.

Hiện nước Mỹ có 3 dự án siêu máy tính hạng E là Aurora, Frontier và Emirate Rock dự kiến sẽ chính thức vận hành trong giai đoạn 2021-2023. Trong khi đó, Trung Quốc đã đưa vào hoạt động các nguyên mẫu Thiên Hà 3, Shenwei E-class và Sugon E-class từ năm 2018. Động thái mới từ chính phủ Mỹ nhằm kéo dài sự ảnh hưởng của các hệ thống siêu máy tính này.

Vào tháng 4/2015, Mỹ bắt đầu áp đặt lệnh cấm bán chip siêu máy tính cho Trung Quốc, nhằm ngăn chặn sự tác động tới ngành công nghiệp cũng như quân sự. Thời điểm đó, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Raymondo cho biết: “Siêu máy tính sẽ chi phối sự phát triển của nhiều loại vũ khí hiện đại và cả các hệ thống an ninh quốc gia”. Chính vì vậy, những hệ thống siêu máy tính này phải được kiểm soát.

Theo Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng cho năm tài chính 2019 được Tổng thống Mỹ ký ngày 13/8/2018, hành vi mua sắm các dịch vụ và thiết bị kỹ thuật và giám sát của các công ty Trung Quốc sẽ bị cấm, bao gồm nhưng không giới hạn với Huawei, Hikvision, Dahua Technology, ZTE. Sau đó vào giữa tháng 5/2019, nhiều công ty công nghệ Trung Quốc như Huawei đã chính thức được đưa vào danh sách thực thể bởi Cục Công nghiệp và An ninh (BIS) của Bộ Thương mại Mỹ.

Đến đầu năm 2021, 9 công ty bao gồm Xiaomi, COMAC và China Micro Semiconductor tiếp tục nối dài danh sách thực thể này. Sau đó là cả CNOOC và một số công ty phần mềm như Alipay, Tencent QQ và WPS Office cũng bị liệt vào danh sách đen ngay trước khi ông Trump kết thúc nhiệm kỳ tại Nhà Trắng.

Có thể thấy, lĩnh vực khoa học và công nghệ Trung Quốc là trọng tâm chú ý của nhà cầm quyền Mỹ. Trong đó, danh sách thực thể nhằm hạn chế chuỗi cung ứng và nguồn tài chính của các công ty công nghệ Trung Quốc, còn những lệnh hành pháp của Tổng thống lại nhằm mục đích trừng phạt và cấm vận hoạt động kinh doanh tại thị trường Mỹ.

Mối liên hệ Mỹ - Trung trong ngành công nghiệp bán dẫn

Trên thực tế, ngành sản xuất được liên kết chặt chẽ và chuỗi cung ứng không chỉ quyết định việc kiểm soát chi phí mà còn quyết định việc cải thiện hiệu quả và an toàn công nghiệp. Các lệnh cấm vận từ Mỹ với mục đích kiểm soát ngành công nghiệp nước này nhưng đã gián tiếp ảnh hưởng đến an ninh của chuỗi cung ứng công nghiệp toàn cầu.

Vào tháng 3/2020, Tập đoàn tư vấn Boston của Mỹ đã đưa ra một báo cáo cho thấy lệnh cấm đối với các công ty Trung Quốc sẽ gây tổn thất lớn cho sự đổi mới khoa học và công nghệ của Mỹ, trong tương lai có thể khiến thị phần toàn cầu của các công ty bán dẫn giảm khoảng 8% và giảm doanh thu 16%. Nếu Mỹ tách rời hoàn toàn khỏi Trung Quốc trong lĩnh vực bán dẫn, sẽ khiến các doanh nghiệp nước này mất tới 18% thị phần toàn cầu và 37% doanh thu.

Một số chuyên gia chỉ ra rằng trong ngắn hạn, vẫn khó có thể tách rời hoàn toàn chuỗi cung ứng của Trung Quốc và Mỹ, để tránh gây tổn hại quá mức đến lợi ích của các công ty Mỹ tại Trung Quốc và gây nguy hiểm cho thị phần của chính nước Mỹ. Đồng thời, không quốc gia nào có thể một mình kiểm soát toàn bộ chuỗi cung ứng, cũng như không thể chiếm một mắt xích chủ chốt trong chuỗi cung ứng trong một thời gian dài.

Ở thời điểm cuộc khủng hoảng nguồn cung thượng nguồn trong lĩnh vực bán dẫn tiếp tục kéo dài như hiện tại, những nỗ lực nhằm giải quyết tình trạng này của chính quyền Tổng thống Biden chưa thể mang lại hiệu quả tức thời. Với động thái mới đây từ Nhà Trắng nhằm hạn chế sự bành trướng của hệ thống siêu máy tính Trung Quốc, kéo theo đó là tác động trực tiếp đến quá trình nghiên cứu các sản phẩm chip CPU, kế hoạch hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp bán dẫn của Mỹ do ông Biden vừa đề xuất có thể bị ảnh hưởng không nhỏ.

Phong Vũ

Mỹ cấm vận 7 tổ chức siêu máy tính Trung Quốc

Mỹ cấm vận 7 tổ chức siêu máy tính Trung Quốc

Bộ Thương mại Mỹ vừa bổ sung 7 công ty, tổ chức siêu máy tính Trung Quốc vào danh sách cấm vận thương mại do nguy cơ an ninh quốc gia.