Triển lãm “Nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam” tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai mang đến một cái nhìn tổng quát nhưng mang tính đại diện đặc trưng của nhạc cụ truyền thống các vùng miền đất nước.
Phạm Quỳnh Anh: Hậu ly hôn tôi và Quang Huy vẫn đi ăn, chơi, du lịch cùng nhau
Duy Hân: 'Tôi không thể trả lời tin đồn chia tay MC Kỳ Duyên lúc này'
MC tuyển chồng 'có nhà, có ô tô' chụp ảnh nude khi mang bầu
Nằm trong khuôn khổ Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại tỉnh Gia Lai năm 2018, Triển lãm “Nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Trung tâm Triển lãm VHNT Việt Nam thực hiện tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai sẽ mang đến một cái nhìn tổng quát nhưng mang tính đại diện đặc trưng của nhạc cụ truyền thống các vùng miền đất nước. |
Với sự tham gia trưng bày, trình diễn nhạc cụ truyền thống của 12 tỉnh, thành phố: Điện Biên, Tuyên Quang, Thừa thiên Huế, Quảng Nam, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, TP.HCM, Tiền Giang, An Giang, triển lãm “Nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam” là hoạt động có ý nghĩa sâu sắc góp phần bảo tồn các giá trị của nhạc cụ truyền thống, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc… cùng với giao lưu, trình diễn dân ca, dân vũ sẽ làm sinh động thêm bức tranh văn hóa dân gian của dân tộc, là cơ hội gặp gỡ, giao lưu, tụ hội và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân. |
Triển lãm tôn vinh không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên và nhạc cụ của các loại hình nghệ thuật được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới: Nhã nhạc Cung đình Huế; Cồng chiêng Tây Nguyên; Đờn ca tài tử; Hát Xoan; Hát Bài chòi. Và để khách thăm quan có thể hiểu hơn về nhạc cụ truyền thống của từng vùng miền đất nước, triển lãm cũng dành riêng không gian giới thiệu các loại nhạc cụ đặc trưng và trình diễn nhạc cụ của các nghệ nhân. |
Có thể kể đến nhạc cụ truyền thống: Vùng Đồng bằng sông Hồng và Trung du Bắc bộ: sáo, đàn nhị, mõ, phách, trống, đàn nguyệt…gắn liền với sinh hoạt cộng đồng, lễ hội và loại hình nghệ thuật chèo, chầu văn, rối nước, quan họ… Khu vực miền núi phía Bắc là các nhạc cụ đặc trưng: đàn tính, trống tang sành, khèn bè, nhạc sóc, thanh la…của đồng bào dân tộc thiểu số. |
Duyên hải miền Trung Tây Nguyên, nơi tập trung nhiều tộc người Việt, nơi âm nhạc là linh hồn của người dân trong cuộc sống hằng ngày với các nghi thức, tín ngưỡng, là tiếng nói của tâm linh, diễn tả khát vọng vươn lên trong cuộc sống… các loại nhạc cụ được giới thiệu: trống paranưng, trống ghi năng, kèn saranai; các dân tộc Tây Nguyên cùng các nhạc cụ mang âm hưởng của núi rừng đại ngàn: cồng chiêng, đàn t’rưng, đàn đá, kèn sừng trâu, đàn ống tre… |
Khu giới thiệu nhạc cụ truyền thống của đồng bào Nam Bộ, nơi có kho tàng nhạc cụ phong phú và đặc sắc, tiêu biểu gắn với đời sống của đồng bào dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, Chăm, nhạc cụ đặc trưng: ngũ âm, sáo, kèn, hồ nhị, đàn tì bà, thanh la, não bạt… |
Cùng với khu trưng bày triển lãm, chương trình giao lưu, trình diễn dân ca, dân vũ, trình diễn nhạc cụ truyền thống dưới hình thức âm nhạc đường phố tạo nên sự gần gũi, giúp công chúng tiếp cận dễ dàng và hiểu thêm về các loại nhạc cụ gắn với từng loại hình nghệ thuật và bản sắc văn hóa vùng miền cũng sẽ là điểm thu hút tại không gian triển lãm. |
Triển lãm diễn ra từ ngày 29/11 - 2/12/2018 tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai. |
Tình Lê
Tác phẩm của họa sĩ Lê Thị Lựu lần đầu triển lãm trong nước
Sau 30 năm kể từ ngày nữ họa sĩ đầu tiên của Việt Nam qua đời, đây là lần đầu tiên tác phẩm của bà mới được triển lãm rộng rãi trong nước.
Triển lãm 'Hà Nội' trong lòng Hà Nội
Ngày 24/11, họa sĩ Lê Thiết Cương và nhóm G39 tổ chức triển lãm tranh chủ đề "Hà Nội/Hà Nội" tại địa chỉ 70 Nguyễn Du, Hà Nội với mục tiêu đưa nghệ thuật đến gần với công chúng.
50 người ở trần đi xem triển lãm tranh khỏa thân
Những người tham dự buổi triển lãm ảnh khỏa thân tại bảo tàng Pedro Nel Gomez thuộc thành phố Medellin, Colombia sẽ được đi lại mà không cần mặc đồ.