Các nhà nghiên cứu từ Đại học Curtin ở thành phố Perth (Australia) và Đại học Western (Canada) đã suy ra nhiệt độ của tiểu hành tinh đâm vào trái đất này, bằng cách sử dụng phép so sánh với khối zirconia, một dạng tinh thể giống kim cương. Ngay khi vụ va chạm xảy ra, nhiệt độ đã đạt tới 2.370 độ C, tương đương 4.298 độ F, gần bằng một nửa nhiệt độ bề mặt của mặt trời. Các nhà nghiên cứu viết trong cuốn sách Earth and Planetary Science Letters (Văn chương về khoa học Trái đất và Hành tinh) rằng: "Vụ nổ này đã gây ra mức nhiệt cao kỷ lục từng ghi lại được trên vỏ trái đất".
Đến nay, vị trí bị ảnh hưởng bởi cuộc va chạm đó đã trở thành một hồ nước hình tròn , với trung tâm là một hòn đảo. Bên cạnh đó, có rất nhiều bằng chứng cho thấy, miệng núi lửa Mistastin, như được biết, cũng được kiến tạo bởi một cuộc va đập của một tiểu hành tinh. Khu vực ngay trong và xung quanh hồ có chứa các khoáng chất gần giống như thủy tinh, đá tan chảy, những mảnh vỡ hình nón và dấu hiệu của sóng xung kích. Quan trọng hơn, những mảng tường lồi lõm của miệng núi lửa cũng có chứa khối đá Zirconia. Một viên đá này chỉ có thể hình thành được với mức nhiệt trên 2.370 độ C.
Các khoáng chất có xu hướng bốc hơi khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Do đó, sự tồn tại của đá Zirconia cho thấy một đầu mối quan trọng để tìm hiểu những gì đã xảy ra vào ngày định mệnh cách đây 36.000.000 năm.
Ngày nay, hồ Mistastin trông vẫn giống như miệng núi lửa từ không gian, mặc dù nó chứa đầy nước. Sau khi tiểu hành tinh gây ra vụ va đập, nơi này đã trở thành "quê hương" của một miệng núi lửa khổng lồ, kéo dài 17 dặm (28 km). Biến cố địa chất này xảy ra vào kỷ nguyên Eocene, sau khi khủng long đã tuyệt chủng và các loài động vật có vú bắt đầu xuất hiện. Vụ va chạm có thể tạo ra ảnh hưởng toàn cầu, kéo dài hàng thập kỷ.
Điều quan trọng là phát hiện này cũng đề cập tới những điều kiện tự nhiên của trái đất trong giai đoạn diễn ra các cuộc oanh tạc, bắn phá, đó là khi các tiểu hành tinh tấn công trái đất với độ chính xác cao.
"Các vụ va chạm quy mô vừa phải tương đương với Mistastin, được dự đoán rằng đã khiến bề mặt trái đất được kiến tạo lại hoàn toàn, trong vòng hàng chục triệu năm sau sự kiện mặt trăng", các tác giả của nghiên cứu mới viết. Những tác động bền vững này đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành phẩn vỏ trái đất, nó được tạo ra và hòa trộn cùng với những yếu tố trong khí quyển. Trớ trêu thay, những sự kiện dữ dội này cuối cùng lại chính là những góp phần để thiết lập nên những điều kiện sống trên trái đất.
Theo GenK