Theo báo Insider, Triều Tiên đã thúc đẩy việc tăng sản lượng nông nghiệp. Cho tới năm 2009, nước này vẫn nhận viện trợ lương thực nhưng gần đây, sản lượng ngô và gạo đã được cải thiện.
Khoảng 37% số dân Triều Tiên làm nông nghiệp và sử dụng các phương pháp thô sơ để canh tác đất đai.
Các nhân viên tại Ongnyugwan - một nhà hàng bán mỳ nổi tiếng ở Bình Nhưỡng, mỗi ngày phục vụ 10.000 suất ăn. Nhà hàng được xây dựng năm 1960 theo yêu cầu của cố lãnh tụ Kim Nhật Thành.
Nhà lãnh đạo Kim Jong Il đã cho mở Cửa hàng bách hóa Pothonggang vào tháng 12/2010. Theo các quan chức Triều Tiên, đây là một nỗ lực để cải thiện điều kiện sống ở thủ đô Bình Nhưỡng. Cửa hàng bách hóa này bán đồ điện tử, mỹ phẩm, thực phẩm, đồ gia dụng...
Người dân Triều Tiên được nhà nước khuyến khích mua mỹ phẩm sản xuất trong nước thay vì các nhãn hiệu nước ngoài.
Nhà máy Dây điện 326 ở Bình Nhưỡng cho biết họ có 1.000 công nhân làm việc mỗi ngày.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn của Triều Tiên. Triều Tiên thường bán khoáng sản, kim loại, hàng dệt may, các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản cho nước láng giềng.
Nhà máy dệt Kim Jong Suk ở Bình Nhưỡng sử dụng tới 1.600 công nhân, chủ yếu là phụ nữ.
Tại nhà máy, công nhân phân loại và xử lý tằm để tạo ra sợi tơ. Nhà máy này sản xuất khoảng 200 tấn tơ mỗi năm.
Công ty bia Taedonggang thuộc sở hữu của Nhà nước có một cửa hàng ở Bình Nhưỡng, nơi mọi người có thể ghé vào uống.