{keywords}
Sa Pa - điểm du lịch nổi tiếng ở Lào Cai và vùng Tây Bắc luôn thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến với nơi này.
{keywords}
Tại những điểm tham quan nổi tiếng ở Sa Pa như: Nhà thờ Sa Pa, chợ tình, bản Cát Cát... ngoài đông đảo du khách còn có nhiều những em bé người dân tộc thiểu số lang thang bán hàng rong.
{keywords}
Những em bé từ 3 - 10 tuổi được mẹ đưa xuống phố để mưu sinh. Từ sáng sớm cho đến khi đêm muộn, những em bé này phải túc trực tại các điểm du lịch để bán hàng cho du khách.
{keywords}
Những đứa trẻ nheo nhóc có mặt ở khắp nơi trong phố núi. Bất cứ nơi nào có đông du khách là những em bé này lại chạy đến để bán hàng mưu sinh.
{keywords}
Nhà những cô bé, cậu bé này ở các bản nằm xung quanh thị xã Sa Pa. Các em được bố mẹ đưa xuống phố bán hàng bằng xe máy, đi bộ hay có những em thì cả gia đình thuê phòng trọ tá túc ở thị xã để cả gia đình cùng mưu sinh.
{keywords}
Mỗi khi thấy du khách mới đến, các em nhỏ quây kín để chào hàng. Hình ảnh những em bé nheo nhóc, đeo bám du khách bán hàng ở Sa Pa nhiều năm qua đã tạo hình ảnh không mấy thiện cảm đối với nơi này.
{keywords}
Những em nhỏ này mỗi đứa một hoàn cảnh nhưng cùng chung cảnh nheo nhóc bán hàng rong để mưu sinh. Số tiền các em kiếm được hàng ngày sẽ để cả gia đình có cơm ăn, và mọi chi phí khác.
{keywords}
Những ngày được nghỉ hè, số lượng các em nhỏ tại các bản đổ về thị xã Sa Pa bán hàng rong mưu sinh ngày một đông hơn.
{keywords}
Đôi mắt trong veo của một em bé hàng ngày phải túc trực ở phố núi để bán hàng rong kiếm sống qua ngày.
{keywords}
Những bà mẹ tuổi mới lớn này trước kia cũng là những em bé bán hàng rong, lớn lên lập gia đình, sinh con cái lại tiếp tục địu con đến phố núi mưu sinh bằng nghề bán hàng rong.
{keywords}
Một bé gái địu theo em sau lưng, trên tay là những món hàng bán cho du khách làm quà lưu niệm. Hai chị em địu nhau lang thang khắp các ngõ phố, mong bán được hàng mới có tiền sống qua ngày.
{keywords}
Lang thang khắp phố bán hàng, chiều đến những bà mẹ cùng các em nhỏ lại quây quần bên nhau ở một góc phố nhỏ để cùng nhau ăn bữa tối đạm bạc. Để sau đó, họ lại tiếp tục mưu sinh cho đến khi đêm về.
{keywords}
Cô bé được du khách cho chiếc kẹo mút đang vô tư ăn mà không để ý nhiều du khách đang hướng mắt về mình. Hầu hết, các em bé bán hàng rong đều đang tuổi ăn tuổi học, nhưng vì hoàn cảnh gia đình mà các em phải xuống phố mưu sinh.
{keywords}
Một em bé rất ngây thơ với những chiếc mũ đủ màu sắc được bày bán ngay trước nhà thờ Sa Pa. Những em bé này còn nhỏ, nói tiếng Việt còn rất hạn chế, chỉ thuộc những câu nói quen thuộc để chào hàng.
{keywords}
Nụ cười vô tư, trong sáng của cô bé dân tộc ngồi bên những món quà lưu niệm khiến những du khách nhìn thấy không khỏi chạnh lòng.
{keywords}
Một cô bé chưa đến 5 tuổi lạc lõng giữa phố núi đông đúc du khách khi phố xá đang lên đèn.
{keywords}
Không kể ngày đêm, nhiều bà mẹ cùng những em bé ở Sa Pa bám trụ ở phố huyện để bán hàng với mong muốn cuộc sống tốt đẹp hơn.
{keywords}
Hình ảnh rất đỗi quen thuộc ở phố núi Sa Pa. Từng nhóm người dân tộc thiểu số ngồi gần nhau, bên cạnh là những đứa trẻ đang ăn vội bữa cơm đạm bạc giữa phố xá đông đúc dòng người qua lại.
{keywords}

Cuộc sống cực nhọc, nhưng những em nhỏ bán hàng rong ở Sa Pa vẫn nở những nụ cười rất tươi.

Chuyện về 'bà nội' của 26 đứa trẻ mồ côi ở miền Tây

Chuyện về 'bà nội' của 26 đứa trẻ mồ côi ở miền Tây

Ở miền Tây, câu chuyện người bà cưu mang, nuôi nấng 26 đứa trẻ mồ côi, xem các em như cháu nội ruột của mình làm nhiều người xúc động, kính phục.

Theo Dân trí