Thị trường ô tô đang có bước phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam và ngành công nghiệp ô tô là một ngành có tiềm năng và sẽ bùng nổ mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai. Hiểu rõ điều đó, trong nhiều năm qua, Chính phủ đã luôn đề cao vị trí của ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ ô tô thông qua việc ban hành chiến lược phát triển và quy hoạch của ngành. Đây là chủ trương hoàn toàn đúng đắn vì tiềm năng của thị trường ô tô Việt Nam là rất lớn.

{keywords}
Những khó khăn cản trở ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển

Trước bối cảnh hội nhập hoàn toàn khu vực ASEAN vào năm 2018, khi mà thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc (CBU) về 0%, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đã chỉ ra một số khó khăn đối với xe sản xuất trong nước (CKD).

Cụ thể, theo VAMA, thị trường ô tô của Việt Nam hiện nay còn quá nhỏ bé so với Thái Lan và Indonesia (chỉ bằng 1/4 hoặc 1/5).

Khó khăn lớn nhất của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam là quy mô thị trường nhỏ bé, sản lượng thấp (ví dụ sản lượng của Vios sản xuất tại Việt Nam chỉ bằng 1/8 của Thailand). Điều này làm cho chi phí sản xuất tại Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực, đặc biệt là chi phí khấu hao.

Do sản lượng còn quá nhỏ, nên các nhà sản xuất phần lớn phải nhập khẩu các linh kiện CKD để sản xuất ô tô. Điều này dẫn đến các chi phí rất cao cho việc đóng gói, vận chuyển, thuế nhập khẩu.

Mặt khác, công nghiệp hỗ trợ ô tô cũng không phát triển được do sản lượng thấp. (trình bày ở phần sau)

Các yếu tố bất lợi kể trên làm cho chi phí sản xuất ô tô tại Việt Nam cao hơn so với Thailand, Indonesia. Hiện nay, chi phí sản xuất xe ô tô sản xuất tại Việt Nam cao hơn khoảng 10%-20% so với Thailand và Indonesia.

Trước năm 2018, khi thuế xuất nhập khẩu xe từ các nước ASEAN còn ở mức cao, xe sản xuất trong nước còn có khả năng cạnh tranh được so với xe nhập khẩu. Nhưng từ 2018 khi không còn bảo hộ, thuế suất ASEAN của xe CBU về 0% thì xe CKD không thể cạnh tranh được so với xe CBU. Điều này là rất khó khăn cho các nhà sản xuất ô tô trong việc duy trì sản xuất tại Việt Nam.

Khánh Vy