{keywords}
Hệ thống tên lửa chống tăng Javelin. Ảnh: The National Interest

Tên lửa chống tăng Javelin

Đây là loại tên lửa vác vai tầm trung với nguyên lý “bắn và quên”, do hãng Raytheon liên doanh với Lockheed Martin chế tạo và được đưa vào sử dụng từ năm 1996.

Loại tên lửa tấn công hàng đầu này được trang bị đầu đạn kiểu 2 đầu nổ: đầu nổ thứ nhất của đầu đạn sẽ xuyên thủng lớp giáp phản ứng nổ (ERA), một đầu nổ thứ hai sẽ xuyên thủng lớp vỏ giáp bảo vệ chính của mục tiêu, với sức xuyên 650 mm.

Mặc dù được thiết kế để tiêu diệt xe tăng, nhưng tên lửa Javelin cũng rất hiệu quả trong việc tấn công nhiều mục tiêu khác. Theo báo cáo sau các trận đánh của Sư đoàn bộ binh 3 lục quân Mỹ tham gia chiến dịch Tự do cho Iraq, “tên lửa Javelin là loại vũ khí vô cùng hiệu quả trong việc tiêu diệt lực lượng thiết giáp và những vị trí cố thủ, bao gồm cả boong-ke, tòa nhà và lớp phủ ngoài công sự của đối phương. Không có một loại vũ khí nào khác có thể hỗ trợ cho bộ binh trong chiến đấu hiệu quả như loại tên lửa này”.

Sự kết hợp giữa trọng lượng nhẹ, tầm bắn xa, khả năng sát thương lớn, cũng như khả năng quan sát của thiết bị chỉ huy phóng đã giúp Javelin trở thành loại vũ khí thông dụng của lực lượng được trang bị nhẹ. Lực lượng đặc biệt của quân đội Mỹ và Trung đoàn phục vụ đường không đặc biệt của quân đội Australia đã triển khai thành công tên lửa Javelin ở cả Afganistan và Iraq. Tên lửa Javelin đã được xuất khẩu sang nhiều nước, bao gồm: Australia, Cộng hòa Séc, Jordan, Iceland, Litva, Latvia, New Zealand, Na Uy, Oman, Anh..

Từ năm 2006, lục quân Mỹ đưa vào sử dụng tên lửa Javelin Block 1 cải tiến. Loại tên lửa mới này được trang bị rocket tự hành tăng cường, giúp giảm thời gian bay của tên lửa; nâng cấp phần mềm; đầu đạn với những tính năng được cải tiến giúp tăng số lượng mục tiêu mà tên lửa Javelin có thể tiêu diệt.

{keywords}
Mỹ đã chuyển giao các tên lửa phòng không Stinger cho quân đội Ukraine. Ảnh: military.com

Tên lửa phòng không FIM-92 Stinger  

Loại tên lửa phòng không (TLPK) vác vai này được lục quân Mỹ phát triển trên cơ sở tên lửa Red Eye, đưa vào trang bị tháng 2/1981, sau đó tiếp tục cải tiến thành Stinger Post và Stinger RMP. Với tầm bắn 5,6 km, nó có thể mang vác hoặc lắp đặt trên các loại xe chiến đấu.

Kiểu Stinger cơ bản có đầu tìm hồng ngoại toàn phương vị, độ nhạy khá cao, không chỉ có khả năng bám đuổi theo nguồn nhiệt phát ra từ mục tiêu mà còn có thể bám theo bức xạ hồng ngoại trên bề mặt mục tiêu và tiến hành đánh chặn mục tiêu. Kiểu cải tiến sử dụng đầu tìm quang học thụ động làm việc ở hai chế độ hồng ngoại và tử ngoại.

Ở chế độ hồng ngoại, Stinger có thể trinh sát phát hiện và bám các mục tiêu phát nhiệt. Ở chế độ tử ngoại, Stinger có khả năng nhận biết mục tiêu với không gian tác chiến để phân biệt nhiễu hồng ngoại và các điều kiện tác chiến bất lợi, xạ thủ có thể căn cứ vào tín hiệu tử ngoại để phóng tên lửa. Sau khi phóng ra khỏi ống phóng, tên lửa có thể căn cứ tín hiệu hồng ngoại, tự động bám hoặc đánh chặn mục tiêu nên nâng cao được hiệu quả tác chiến.

Hiện nay, trên cơ sở Stinger Post, Mỹ đã nghiên cứu phát triển thành kiểu Stinger RMP II, trong đó chủ yếu cải tiến và lắp thêm thiết bị vi xử lí có thể thay đổi chương trình hoạt động theo phương thức điều khiển từ xa, dẫn bằng ảnh hồng ngoại…

Đối với mục tiêu bức xạ hồng ngoại thấp, thiết bị trinh sát tử ngoại của tên lửa có thể tự tiến hành sục sạo và điều khiển theo từng giai đoạn. Ngoài ra, Stinger RMP II còn có khả năng xuyên giáp, gây nổ bên trong thân máy bay, nâng cao hiệu quả tác chiến, do đó được xem là TLPK vác vai tiên tiến nhất hiện nay.

{keywords}
Tên lửa phòng không 9K338 Igla-S. Ảnh: missilery.info

Tên lửa phòng không Igla

Trong đó, phiên bản Igla-M SA-18 do ngành công nghiệp quốc phòng Liên Xô nghiên cứu phát triển trên cơ sở Igla-1 SA-16, vận hành theo cơ chế “bắn và quên”. Với tầm bắn từ 500- 5.200 m, nó có thể bắn hạ mục tiêu ở độ cao tối thiểu 10 m, độ cao tối đa là 2.500 m, tốc độ phóng 2.592 km/giờ, có khả năng chống nhiễu mạnh.

Tên lửa sử dụng đầu tìm 2 chế độ, gồm 2 đường truyền dữ liệu. Hai đường truyền này được tổng hợp với nhau và sử dụng kết cấu siêu nhỏ, thực hiện nhất thể hóa đầu tìm với kết cấu của chúng nên vừa giảm được khối lượng, vừa nâng cao độ tin cậy và xác suất trúng đích, bảo đảm cho tên lửa có thể tiến công chính xác, hiệu quả máy bay của đối phương trong môi trường nhiễu hồng ngoại mạnh.

Tên lửa SA-18 có thể đối phó hiệu quả với máy bay tốc độ siêu âm và các loại máy bay có thể tự động gây nhiễu hồng ngoại. Có thể phóng ở trận địa bố trí sẵn hay trên các phương tiện cơ động trên bộ, thời gian triển khai chiến đấu khoảng 10 giâythời gian phản ứng 5 giây. Phần chiến đấu ngoài chức năng tự hủy, còn có thể gây nổ lượng thuốc còn dư và nổ ở độ sâu, nổ bên trong mục tiêu để nâng cao hiệu quả sát thương.

Phiên bản Igla-S 9M342 là hệ thống tên lửa đất đối không vác vai kiểu mới nhất của Nga, có gắn thiết bị nhìn đêm, được trang bị đầu tự dẫn hồng ngoại và tử ngoại sóng dài, thiết bị điện tử hiện đại hóa, hoàn toàn số hóa. Tính năng sử dụng rất cao, hiệu quả sát thương vượt trội so với Igla-M, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, môi trường (mưa, bụi, cát, nắng, nhiệt độ, độ ẩm, thậm chí kể cả bị rơi vào nước). Có thể bắn ở mọi vị trí, kể cả trên tàu đang chạy bị lắc lư. Ưu thế nổi bật của Igla-S là lắp 2 ngòi nổ tiếp xúc và không tiếp xúc.

Theo một số đánh giá, Igla-S có thể thay cho 2-3 Igla-M, tính năng hơn hẳn các kiểu khác cùng loại, kể cả Stinger.

Nguyên Phong

>>> Cập nhật tình hình Ukraine hôm nay 

Sự lợi hại của tên lửa phòng không vác vai

Sự lợi hại của tên lửa phòng không vác vai

Trong các cuộc chiến tranh, xung đột gần đây, kể cả ở Ukraine hiện nay, tên lửa phòng không (TLPK) vác vai rất được các bên tham chiến ưa chuộng.