Vạn sự khởi đầu nan. Nhà phát triển game MMO có thể tính toán sai số lượng người chơi, server bị đơ, bị nghẽn mạng do số lượng truy cập cùng lúc quá lớn trong ngày phát hành. Bugs và các lỗi kỹ thuật làm mất dữ liệu hoặc down trong khi test… có thể gây ra những vấn đề lớn, không lường trước được.
Games đôi khi phát hành trước khi nhà phát hành thực sự sẵn sàng. Dịch vụ khách hàng có thể cần nhiều người hơn để hỗ trợ người chơi, và vài nhà phát hành sẵn sàng nói dối và phát hành game dở ẹc, thiếu tính năng hoặc trục trặc. Mỗi người chúng ta đều cảm thấy phấn khích trước khi thử game mới và đã có không ít lần thất vọng, bực bội khi phải chịu đựng những buổi phát hành tệ hại như vậy. Trong khi một vài game có thể phục hồi hoàn toàn và dành được vị thế tốt, trong khi một số game thì chẳng bao giờ thoát khỏi vết giầy đó.
Dưới đây là tổng hợp những lần phát hành game tệ nhất trong lịch sử game PC.
Anarchy Online
Có những lúc phát hành game online mắc phải những lỗi ngớ ngẩn vô cùng. Và điển hình là lần phát hành năm 2001 của Anarchy Online.
Khi game được phát hành, vài người chơi thấy key đi kèm đĩa game không khớp, trong khi một số người thì bị viết hoá đơn đội giá lên gấp đôi. Crash thường xuyên, và server bị down liên tục, khi vào được game rồi lại chẳng thể truy cập các bản đồ khu vực. Đương nhiên, dịch vụ khách hàng của Fulcom ngập trong các khiếu nại.
Tuy nhiên, đôi khi khởi đầu tồi tệ nhưng kết thúc vẫn có hậu. Fulcom đã mất nhiều tháng để sửa chữa các vấn đề của Anarchy và mời người chơi dùng thử bản free để thu hút người chơi. Game MMO khoa học viễn tưởng này vẫn đang hoạt động, chơi miễn phí tại đây.
SimCity
Người hâm mộ của dòng game quản lý thành phố Maxis không hài lòng với sự thật là họ không thể chơi phiên bản 2013 mà không kết nối internet, ngay cả khi chơi 1 mình. Điều này đặc biệt khó chịu khi chế độ multiplayers lại không thể kết nối trực tiếp với người chơi khác.
Tất nhiên, điều này đã tạo ra nhiều tranh luận vào ngày phát hành bởi game đơn giản là không thể chơi, ngày tiếp theo cũng không, thậm chí là trong cả tuần đầu tiên đó. Chỉ sau khi EA vô hiệu hoá một số tính năng người chơi mới có thể kết nối và chơi, điều này lại làm phát sinh vấn đề: các thành phố bị giới hạn về kích thước và dân cư AI chứ không như EA đã hứa.
Tin xấu tiếp theo: sau các khiếu nại chế độ offline không hoạt động, vài tháng sau EA mới miễn cưỡng thêm vào. Tuy nhiên, Không gì ngăn được game bán được 2 triệu bản.
The War Z
Có vấn đề gì với The War Z? Qúa nhiều vấn đề! Ai là người mắc sai lầm? Chính là người chơi!
Trang steam của The War Z dùng những từ ngữ quảng cáo rất phóng đại như: “private servers”, “kỹ năng người chơi”, và “bản đồ 400km” và theo nhà phát triển, game thủ là những kẻ ngu ngốc khi mua game chỉ vì những mô tả đó và thậm chí còn ngốc hơn khi kêu ca về điều đó. Điểm số người chơi bị ban mà không cần lý do hay giải thích gì, những khiếu nại chất đống của game thủ bị xoá khỏi forum và cuối cùng The War Z đã bị gỡ khỏi Steam do quảng cáo sai lệch.
The War Z giống như một “xác ướp” đặc biệt, nó không hề chết. Đến năm 2013, nó đã quay trở lại với tên khác nhưng những vấn đề như cũ, đúng là “bình mới rượu cũ”.
Vanguard: Saga of Heroes
Server chưa được chuẩn bị để ra mắt game thì chính là game chưa sẵn sàng để ra mắt. Với Vanguard, khi mọi việc đã được quyết định thì game lại không thể chơi được. Sau khi mua lại tiêu đề, do tranh chấp, mất nhiều năm để phát triển, Sony lại vội vàng tung ra thị trường trước khi game sẵn sàng.
Những người chơi đầu tiên nhanh chóng phát hiện họ phải đối mặt với đầy bug, cả những lỗi kỹ thuật liên quan đến nhiệm vụ như là đòi hỏi người chơi phải bỏ hoàn toàn nhân vật của mình và tạo 1 nhân vật mới. Game cũng có sự tối ưu hoá tệ hại, tốn dung lượng máy tính trong khi frame rate vẫn tồi tệ.
Nhà phát triển cần phải làm việc nhiều năm nữa để chữa các lỗi của game và đến tháng 7/2014, Sony quyết định đóng cửa hoàn toàn.
Còn tiếp
GiangNT