1995 - Classmates.com
(Ảnh: Geekwire)
Classmates bắt đầu được giới thiệu từ tháng 12/1995 và có hợp tác với rất nhiều trường hợp ở Mỹ. Được sáng lập bởi Randy Conrads, Classmates có một tính số tính năng như hồ sơ người dùng và danh sách bạn bè. Dù vậy, sau khi công ty bị bán vào năm 2004, sự phổ biến của Classmates bắt đầu giảm sút. Đến nay, Classmates được chuyển đổi thành một công cụ giúp người dùng tìm kiếm những người bạn cũ của mình.
1997 - Six Degrees
(Ảnh: Buffer)
Mashable cho rằng Six Degrees là một trong những nền tảng khởi xướng ra trào lưu mạng xã hội một thời. Six Degrees chỉ duy trì hoạt động đến năm 2001 sau khi được sáng lập vào năm 1997. Có thời điểm, Six Degrees có tới 3,5 triệu người dùng. Six Degrees cho phép người dùng gửi và nhận tin nhắn. Nền tảng này cũng có một bảng tin để người dùng có thể đăng những chia sẻ lên tài khoản của người khác.
2001 - Ryze
(Ảnh: CBS News)
Trước LinkedIn khá lâu, Ryze là một mạng xã hội kết nối nghề nghiệp và kinh doanh được sáng lập bởi Adrian Scott vào tháng 10/2001.
Ryze có nhiều tính năng cho phép người dùng xây dựng trang cá nhân, thêm và xoá danh bạ và gửi tin nhắn cho người khác. Mặc dù Ryze khẳng định có hơn 1 triệu người dùng tòan cầu, thực tế mạng xã hội này lại không quá phổ biến.
Ryze được cho là một nguồn cảm hứng để Jonathan Abrams tạo ra một trong những mạng xã hội phổ biến nhất những năm 2000 là Friendster.
2002 - Friendster
(Ảnh: Internet Archive)
Vào thời kì hoàng kim của mình, Friendster nổi tiếng trong vai trò một nền tảng blog và mạng xã hội.
Được sáng lập vào ngày 22/3/2002 bởi Jonathan Abrams, Friendster nổi tiếng với việc cho phép người dùng tuỳ biến trang cá nhân của mình. Nó cũng cho phép người dùng chia sẻ nhiều loại nội dung với bạn bè. Có thời điểm, Friendster thậm chí được nhìn nhận như một website hẹn hò.
Dù vậy, trước cạnh tranh khốc liệt ở mảng mạng xã hội, Friendster sau đó được chuyển đổi thành một nền tảng game vào năm 2011. Friendster chính thức dừng hoạt động vào cuối tháng 6/2018.
2002 - LinkedIn
(Ảnh: Contentbuket)
Gần hai thập niên sau khi ra mắt vào năm 2002, LinkedIn hiện trở thành một nền tảng để những doanh nhân và người làm việc chuyên nghiệp kết nối với nhau. Tháng 12/2016, Microsoft mua lại LinkedIn và đến tháng 6/2019, mạng xã hội này đã có 630 triệu người dùng ở 150 quốc gia.
2003 - MySpace
(Ảnh: Failed Networked Collaborations)
MySpace được Brad Greenspan, Chris DeWolfe, Josh Berman, và Tom Anderson sáng lập vào tháng 8/2003. Mạng xã hội này trở nên phổ biến với những người yêu nhạc. Sau khi được News Corp thâu tóm với giá 580 triệu USD, MySpace trở thành website số một thế giới vào năm 2006 và vươn lên mốc định giá 12 tỉ USD vào năm 2007.
2004 - hi5
(Ảnh: Office Chai)
hi5 ra mắt vào năm 2004 và chủ yếu phổ biến với người dùng Mỹ Latin, Tunisia, Romania, và Mongolia. Vào năm 2007, nó trở thành website có lượng truy cập lớn thứ hai trên thế giới, chỉ xếp sau MySpace. Đến năm 2009, hi5 chủ yếu tập trung vào hai mảng nội dung chính là trò chơi và giải trí.
2004 - Orkut
(Ảnh: Vox)
Orkut là mạng xã hội đầu tiên của Google. Vào tháng 1/2004, Google tạo ra dịch vụ này và khởi động nó dưới dạng mời sử dụng. Đây được xem là động thái thể hiện tham vọng của Google với sân chơi mạng xã hội sau khi thâu tóm Friendster không thành công vào năm 2003.
2004 - Facebook
(Ảnh: Facebook)
Facebook ra mắt vào tháng 2/2004 và ban đầu chỉ khả dụng độc quyền với sinh viên Harvard, song mạng xã hội này nhanh chóng trở nên phổ biến khi chính thức mở cửa đón người dùng đài trà vào tháng 9/2006. Đến thời điềm tháng 12/2019, Facebook đã có 2,5 tỉ người dùng hoạt động hàng tháng.
2005 - Yahoo! 360
(Ảnh: CBS)
Khi Facebook trở nên phổ biến trên toàn thế giới, nhiều người bắt đầu đặt ra câu hỏi mạng xã hội này sẽ tồn tại trong bao lâu và mạng xã hội nào sẽ thế chỗ nó. Yahoo! 360 là cái tên được kì vọng sẽ làm được điều này. Dù vậy, mạng xã hội từng rất phổ biến ở Việt Nam đã không thành công. Nó chính thức đóng cửa vào tháng 7/2009 sau bốn năm hoạt động.
2005 - Bebo
(Ảnh: DailyMail)
Ra mắt vào tháng 7/2005, Bebo được người trẻ khá yêu thích vì giao diện dễ dùng và thân thiện. Tới năm 2008, mạng xã hội này có hơn 34 triệu người dùng và từng được xem là một đối thủ của Facebook trong một thời gian ngắn.
2011 - Google+
(Ảnh: TNW)
Google+ là nỗ lực thứ hai của Google trên sân chơi mạng xã hội. Khác Orkut, Google+ được đánh giá cao hơn nhờ có nhiều tính năng hiện đại đồng thời được liên kết với nhiều dịch vụ phổ biến khác của Google. Dù vậy, nó cũng không thể thuyết phục người dùng thành công và ngậm ngùi đóng cửa vào tháng 4 năm ngoái.
(Theo Saostar)
Facebook muốn xây thêm mạng xã hội mới để phá vỡ cáo buộc độc quyền
Cụ thể, Facebook muốn chia sẻ tài nguyên dữ liệu cho một đơn vị khác để xây dựng mạng xã hội (MXH) mới, giúp họ thoát khỏi vụ kiện chống độc quyền có thể dẫn tới nguy cơ chia tách.