CHIMP: Là thiết kế của nhóm cứu hộ Tartan từ Trung tâm Kỹ thuật robot quốc gia, đại học Carnegie Mellon. CHIMP có hình dạng như con người, khi đứng nó cao 1,57 m và nặng khoảng 182 kg. Robot này di chuyển chủ yếu dựa vào các băng tải giống như bánh của xe tăng được gắn ở chân. Có cách tay dài gần 3 m với các khớp cổ tay, cánh tay linh hoạt, CHIMP dễ dàng vận hành các van khoá, công tắt điện, thậm chí cầm nắm được đồ vật.
MOMARO: Được thiết kế bởi đội cứu hộ NimbRo thuộc trường đại học Bonn nước Đức. Robot được thiết kế có hình dáng giống con người, có khả năng di chuyển trên những địa hình phức tạp. Mỗi cánh tay robot có bốn ngón tay, linh hoạt trong việc giữ đồ vật. Momaro được trang bị cảm biến laser 3D và 8 camera ở xung quanh cho góc nhìn toàn cảnh và liên tục đến màn hình người điều khiển.
HELIOS (ATLAS): Các phần mềm trên Helios được viết bởi MIT. Nhóm nghiên cứu đã tạo ra công cụ lập trình giúp thấy được các giới hạn vật lý của robot, cho phép người điều khiển theo dõi các hành vi của robot và kiểm soát được hoạt động của nó như đi bộ, nâng đồ vật,...Ngoài ra, Helios còn được trang bị bộ cảm biến vị trí, máy đo gia tốc và máy quét lase giúp cho người điều khiển có một tầm nhìn bao quát và chi tiết về môi trường xung quanh.
THORMANG 2: Được phát triển bởi công ty Robotis tại Seoul. Đây là một robot hình người cao 1,6 m có tên là Thormang 2, nặng 60 kg. Thormang 2 là phiên bản nâng cấp của Thormang 1, mạnh hơn, nhanh hơn và ổn định hơn so với phiên bản trước đó, mặc dù các thông số cơ bản là tương đương nhau.
WALKMAN: Đây là robot cứu hộ mang hình dạng giống người được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Công nghệ Ý và Đại học Pisa. Bản nguyên mẫu Walkman có chiều cao 1,85 m với sải tay dài 2 m và trọng lượng 118 kg. Xung quanh thân được gắn các lớp phủ mềm cho phép robot chịu được những va đập vật lý trong lúc hoạt động. Ngoài ra, Walkman còn được trang bị hệ thống cảm biến, hệ thống quan sát stereo, máy quét laser 3D.
Theo Zing