Sau Fnatic ở mùa giải đầu tiên, chúng ta đến với nhà vô địch mùa giải thứ 2 của Liên Minh Huyền Thoại chuyên nghiệp, Taipei Assassins năm 2012. Hơn một năm qua đi, Liên Minh Huyền Thoại phủ sóng rộng khắp thế giới với các cụm máy chủ trên nhiều quốc gia, số lượng các đội tuyển gia tăng, hệ thống thi đấu được thành lập, cùng với nhiều nhà đầu tư xuất hiện. Không ngạc nhiên khi Chung kết thế giới mùa 2 thành công vang dội, với kết thúc kịch tính nhất trong các mùa giải. Đây là giai đoạn đánh dấu bước chuyển mình lớn cho sự phát triển của Liên Minh Huyền Thoại sau này.
Season 2 – Los Angeles 2012 – Vô địch, Taipei Assassins
12 đội tuyển xuất sắc nhất, trong đó có đại diện duy nhất của Việt Nam đó là Saigon Joker, hội tụ tại Los Angeles, bang California nước Mỹ tranh tài cho ngôi vương cao nhất. Mùa giải cuối cùng trước khi người Hàn thiết lập ách thống trị, cán cân Liên Minh Huyền Thoại thế giới ngày đó cực kỳ cân bằng với những đại diện ưu tú mang bao kỳ vọng của từng khu vực.
Hàng loạt cái tên được xướng lên trước giải như là những ứng viên vô địch nặng ký. Châu Âu với 2 niềm tự hào bấy giờ là Moscow 5 của Diamonprox, Alex Ich và CLG.EU; Hàn Quốc với những đầu tư vô cùng bài bản cũng tham vọng xưng bá bằng đội hình toàn sao của Azubu Frost và Najin Black Swords. Trung Quốc bấy giờ đang thống trị Dota 2 cũng muốn làm điều tương tự khi sở hữu Team WE huyền thoại gồm (Caomei, Clearlove, Misaya, Weixiao, Fzzf). Ngoài ra, sự chú ý còn được tăng lên khi Việt Nam có đại diện đầu tiên, cũng là duy nhất cho đến lúc này tại CKTG, Những chú hề Saigon Joker.
Giữa một rừng sao như vậy, những chú ý dành cho Taipei Assassins trước giải là vô cùng ít ỏi. Dù thực tế là họ cũng hoàn toàn thống trị các giải đấu lớn nhỏ dọc duyên hải Đông Á năm 2012. Và chính đại diện Đài Loan đã làm nên chú ngựa ô thú vị bậc nhất lịch sử Liên Minh Huyền Thoại khi lần lượt đánh bại những ông lớn như Najin Black Swords của Maknoon, Moscow 5 và cả Azubu Frost của Madlife ở chung kết để đăng quang đầy cảm xúc. Hãy cùng tìm hiểu xem những thành viên ngày đó của TPA giờ đang ở đâu.
Chen “Mistake” Hui Chung – Support
Nhắc đến TPA là phải nhắc đến Mistake như một trong những “công thần lập quốc” đầu tiên, không chỉ có vậy anh còn là đội trường và shot-caller chính của team trong hành trình vô địch CKTG mùa 2. Khả năng kết nối các thành viên, tầm nhìn chiến thuật của Mistake như bộ não trong lối chơi của đội. Tuy vậy, sau CKTG mùa 2 thì Mistake không còn là chính mình. Anh cùng Lillballz bị chuyển xuống đội chị em của TPA là Taipei Snipers, rời đội năm 2013 rồi giải nghệ cuối năm 2014. Hiện Mistake đang đảm nhận vai trò 1 Caster cho Garena Đài Loan.
Đến bây giờ nhiều người vẫn cho rằng sự nghiệp của Mistake đáng lẽ đã tốt đẹp hơn rất nhiều nếu không xảy ra những mâu thuẫn đáng tiếc mà mãi về sau này khi gia nhập Hong Kong Esports thì Toyz mới tiết lộ.
Đội hình ban đầu của TPA bao gồm Mistake, Nexabc, Collain, Lillballz và Stanley. Họ là những người đã chơi cùng nhau từ rất lâu, việc thay thế Nexabc, Collain bằng Toyz và Bebe khiến Mistake rất thất vọng (dù thực tế sau đó thì TPA đã vô địch thế giới bằng 2 tân binh). Mối quan hệ tiếp tục bị rạn nứt sau bất đồng trong việc chia tiền thưởng ở CKTG, có lẽ điều đó ảnh hưởng phần nào đến phong độ ngày càng đi xuống của Mistake. Đó là những mâu thuẫn khởi đầu cho việc đội hình vàng dần tan vỡ.
Alex “Lillballz” Sung - Jungle
Những câu chuyện hậu trường của TPA sau CKTG mùa 2 vẫn là bí ẩn khi lần lượt 3 thành viên còn sót lại của đội hình 5 người bạn ban đầu đều nối tiếp nhau gặp rắc rối. Điều gì đã xảy ra đằng sau sự ra đi của các công thần? Liệu có sự tác động nào khiến đội hình TPA tan đàn xẻ nghé? Chỉ có thể chờ đợi sau này một người trong cuộc lên tiếng như Toyz đã từng làm, cho đến khi đó thì tất cả những thông tin có được đều là lời kể trên diễn đàn Garena Taiwan.
Trở về với Lillballz, anh là một du học sinh ở Mỹ đã có giai đoạn nằm trong biên chế Counter Logic Gaming. Trong thời gian ngắn về Đài Loan đã bất ngờ bén duyên với TPA qua Mistake. Kiến thức cùng khả năng kiểm soát rừng tuyệt hảo của Lillballz thực sự tài sản là vô giá với TPA lúc bấy giờ. DrMundo của Lillballz hoàn toàn làm lu mờ những cái tên danh giá hơn mình rất nhiều như Diamondprox, CloudTemplar. Lối chơi của Lillballz là chuẩn mực đầu tiên về một người đi rừng thiên hướng kiểm soát cho thế hệ sau này.
Nhưng như đã nói ở dòng trên, Lillballz cũng không tránh khỏi rắc rối sau khi trở về CKTG mùa 2. Mất vị trí chính thức vào tháng 6 năm 2013, sự việc Lillballz bị cấm thi đấu 1 năm do bị bắt gặp đánh xếp hạng bằng Account của một người khác như giọt nước tràn ly khiến Lillballz buộc phải đưa ra quyết định giải nghệ.
Những rắc rối hậu trường đương nhiên không thể khiến hình ảnh DrMundo của Lillballz lu mờ trong trái tim các fan hâm mộ. Hiện tại, Lillballz cũng đang hoạt động với vai trò một Caster cho Garena Taiwan.
Wang “Stanley” Jun Tsang – Top lane
Để các bạn dễ hình dung về Stanley, người viết xin kể lại những Top laner đình đám tham dự CKTG mùa 2 bấy giờ. Maknoon của Najin, Shy của Azubu Frost, Darien của Moscow 5, Wicked của CLG.EU, Caomei của Team WE và đặc biệt là QTV của…à thôi. Đường trên giai đoạn mùa 2 gần như một ốc đảo, nơi nhận được rất ít sự trợ giúp từ các lane khác. Cuộc chơi đơn giản là 1 vs 1 và chiến thắng dành cho kẻ xuất sắc hơn.
Không phải ai trong một rừng sao vừa liệt kê mà chính Stanley mới là kẻ bước lên đỉnh vinh quang sau cùng. Đứng vững trước từng ấy con quái vật đủ để ta hiểu được Stanley vững vàng đến thế nào. Tài năng không thể phủ nhận ẩn sau vẻ ngoài ục ịch, các fan TPA lại được thêm 1 dịp tan nát khi Stanley rời TPA tháng 12 năm 2013 bằng 1 cách không thể bẽ bàng hơn không lâu sau khi Lillballz giải nghệ. Anh bị sa thải, các công thần lũ lượt phải ra đi bằng của hậu không kèn trống.
Sau 1 năm làm HLV cho đội Hong Kong Attitude, Stanley chính thức trở lại sự nghiệp thi đấu khi tái hợp cùng Toyz trong màu áo Hong Kong Esports. Dù thất bại trong trận đấu cuối cùng tranh vé đi CKTG mùa 5 trước Flash Wolves nhưng với các fan TPA ngày nào thì việc chứng kiến Stanley trở lại đã là niềm vui lớn. Cơ hội cho Hong Kong Esports vẫn rộng mở ở mùa này.
Kurtis “Toyz” Lau – Mid lane
Bước ngoặt đến khi anh đồng ý gia nhập ban huấn luyện Fnatic tham dự CKTG mùa 4. Dù thất bại tức tưởi trước OMG khi nhà chính đối thủ chỉ còn 1 pha đánh thường nhưng có lẽ chính thất bại này đã thôi thúc khát khao trở lại bùng lên trong Toyz. Anh khát khao được vươn đến CKTG một lần nữa. Tháng 10 năm 2014, Toyz chính thức công bố trở lại trong màu áo Hong Kong Esports cùng với một số đồng đội cũ như Stanley, DinTer, GodJJ. Toyz và đồng đội đã chạm rất gần đến ngưỡng cửa thiên đường khi chỉ chịu thất bại sau 5 game đấu với Flash Wolves. Hi vọng chúng ta sẽ được gặp lại Toyz tại CKTG năm nay.
Cheng “Bebe” Bo-Wei – AD Carry
Bebe là người gia nhập muộn nhất trong đội hình năm xưa. Cũng chính anh là người gắn bó với đội lâu nhất và còn tham gia thêm 1 kỳ CKTG cùng TPA mùa 4 dù thất bại thảm hại. Việc các công thần ra đi khiến sức mạnh của TPA giảm đi rất nhiều, tên tuổi Bebe cũng chìm dần sau đó trên trường quốc tế. Sau khi tham dự CKTG mùa 4, anh công bố giải nghệ. Tuy nhiên đầu năm 2015, Bebe cùng một số người bạn thành lập đội tuyển Assassins Sniper nhưng đội không gặt hái được nhiều thành công. Hiện Bebe đang trong biên chế đội tuyển của siêu sao Jay Chou là J Gaming trong vai trò huấn luyện.