Mỗi người một hoàn cảnh, nhưng họ đều mạnh dạn vay vốn ngân hàng để sắm máy móc, tập hợp nhân công, học hỏi kỹ thuật, mở rộng kinh doanh và nhờ vậy, nhanh chóng khôi phục làng nghề truyền thống chỉ sau vài năm gây dựng cơ nghiệp.

“Linh hồn” của làng dệt chiếu

Chị Nguyễn Thị Linh, thôn Tân Long, xã An Cư, Tuy An, Phú Yên cũng là một điển hình về phụ nữ làm kinh tế giỏi. Xuất thân từ gia đình khó khăn, lấy chồng cũng chỉ làm thuê làm mướn, cái nghèo đã từng bủa vây gia đình chị. 

{keywords}

Nhận thấy sản phẩm chiếu cói của địa phương có sức mua lớn nhưng sản xuất còn thủ công, manh mún, chị Linh quyết định đầu tư vào lĩnh vực này. Với lòng quyết tâm, chị không ngại đi tham quan học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật dệt chiếu cói bằng máy ở nhiều nơi. 

Có trong tay số tiền tiết kiệm 20 triệu đồng, chị chạy vạy vay thêm 20 triệu đồng mua một chiếc máy dệt chiếu, cho sản phẩm đẹp, bền và chất lượng hơn cách dệt tay truyền thống vốn có ở địa phương.

Năm 2011 chị Linh tiếp tục vay mượn mua thêm 5 máy dệt nữa. hàng ngày gia đình chị sản xuất được 60 chiếc chiếu, trừ chi phí, lãi ròng 9 triệu đồng/tháng.

Thấy chị làm ăn có hiệu quả, nhiều chị em trong thôn muốn đến nhờ chị Linh truyền kinh nghiệm, chị không ngại chỉ việc. Chị Linh còn tạo việc làm cho 12 lao động, là các chị em có hoàn cảnh khó khăn, cho thu nhập ổn định 2 - 2,5 triệu đồng/tháng. 

Nghề dệt chiếu cói ở xã An Cư nhiều năm trước đây tưởng chừng như bị mai một nhưng nhờ có những người phụ nữ mạnh dạn như chị Linh nên sống lại và chuyển mình mạnh mẽ.

Làng miến mì đắt khách

Ở tuổi đời còn khá trẻ chị Nguyễn Thị Hồng Thắm (33 tuổi), xã Hùng Lô, TP.Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đã là một trong những phụ nữ tiêu biểu của thành phố được biểu dương nhờ làm kinh tế giỏi.

{keywords}


Xã Hùng Lô nơi chị sinh sống là làng nghề truyền thống chế biến nông sản, nhưng chị Thắm luôn trăn trở bởi máy móc còn thô sợ, các công đoạn sản xuất của người dân còn thủ công. Sản phẩm bún, miến tại địa phương quy mô nhỏ lẻ, chất lượng không đều, khó tiêu thu, thu nhập thấp. 

Với mong muốn góp phần giữ gìn và phát triển làng nghề truyền thống của quê hương, năm 2007, có ít vốn tích cóp được, chị Thắm vay thêm ngân hàng 30 triệu đầu tư mua máy móc, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc sản xuất bún, miến như máy thái tay, máy đùn, máy xay bột, lò sấy…

Với máy móc hiện đại, các sản phẩm ra lò chất lượng hơn hẳn nhưng chị và gia đình lại vấp phải khó khăn khác: tìm đầu ra cho sản phẩm. Đi khắp nơi, đến từng nhà, từng quán để mời khách hàng dùng thử miến, mì cho gia đình sản xuất, chị Thắm dần dà làm ăn có lãi. 

Sau 5 năm tích lũy, chị  đã trả hết số tiền vay ngân hàng, sắm thêm máy chế biến mì công nghệ hiện đại, máy ép bột và ô tô tải chuyên trở hàng với tổng trị giá trên 400 triệu đồng. 

Năm 2010 - 2011 trừ chi phí gia đình chị thu nhập từ 25 - 35 triệu đồng/năm thì tới thời điểm hiện tại đạt 100 - 120 triệu đồng/năm. Chị tạo công ăn việc làm cho nhân công với thu nhập bình quân từ 2,5 đến 3 triệu/người/tháng. 

Ngoài việc tham gia phát triển kinh tế gia đình, chị còn là 1 hội viên phụ nữ tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện, giúp đỡ các chị em địa phương phát triển kinh tế, được nhiều người cảm phục, yêu mến.

Từ nông dân trồng cà phê thành doanh nhân đa lĩnh vực 

Cũng giống như chị Thắm, chị Trần Thị Ngọc Giàu, ở Nhơn Thọ, xã Đak Ta Ley, huyện Mang Yang, Gia Lai mạnh dạn vay tiền ngân hàng để đầu tư, làm giàu. 

Xuất thân từ một gia đình nghèo khó, không có vốn liếng, năm 2007, chị vay ngân hàng 130 triệu đồng để đầu tư trồng 2.000 cây cà phê, đồng thời trồng xen canh các loại cây ngắn ngày.. 

Sau khi thu hoạch cà phê, chị tiếp tục mở đại lý phân bón thu mua cà phê, mì và các loại nông sản của bà con trong vùng. Gia đình chị tiếp tục mua thêm đất và trồng thêm 2.000 cây cà phê, 500 trụ tiêu và 3 ha các loại cây trồng ngắn ngày. 

Năm 2009, chị mở rộng kinh doanh sang ngành vật liệu xây dựng. Với sự năng động, tháo vát, không quản khó khăn, mỗi năm trừ các loại chi phí, chị thu về hàng tỷ đồng. 

Chị Giàu còn đầu tư phân bón cho 70 hộ gia đình có vườn cà phê khó khăn về vốn. Năm 2010, chị đã hoàn trả được lãi vay và gốc đầy đủ, hàng năm giải quyết việc làm cho 20 lao động nữ ở địa phương, hỗ trợ giúp đỡ những chị em có hoàn cảnh khó khăn.

Mới đầu làm ăn còn khó khăn nhưng với chị Giàu, đã quyết là làm để gặt hái được thành công. Tháo vát, năng động trong cách nghĩ, cách làm, từ một hộ nghèo, giờ đây chị Giàu đã trở thành người giàu nhất nhì trong xã. 

Có thể nói, mỗi hành động, việc làm của chị Giàu, chị Linh hay chị Thắm đang đóng góp tích cực vào công cuộc xóa đói - giảm nghèo ở địa phương, đồng thời là một tấm gương sáng của người phụ nữ thời mới làm kinh tế giỏi đáng tôn vinh và nhân rộng. 

M.M (tổng hợp)