"Sân khấu âm nhạc Việt Nam thập niên 1990 xuống dốc. Khi ấy tôi cũng đã 42 tuổi, cũng mệt mỏi rồi, thấy thế cũng chán nên nghỉ hát luôn", danh ca Bảo Yến nói.
Nhạc sĩ Quốc Dũng bộc lộ năng khiếu âm nhạc từ nhỏ nên được cha mẹ gửi vào học nhạc trong Ban Tuổi Xanh của kịch sĩ Kiều Hạnh.
15 tuổi Quốc Dũng đã trình diễn mandolin trên truyền hình trong dàn nhạc đại hòa tấu. Bản nhạc đầu tiên của Quốc Dũng được ông viết khi mới 11 tuổi, là một nhạc phẩm không lời.
Đến năm 17 tuổi, ông mới hoàn chỉnh bản nhạc đó thành ca khúc đầu tay Em đã thấy mùa xuân chưa. Sau đó ông viết nhiều ca khúc nổi tiếng khác như Mai, Đường xưa, Cơn gió thoảng, Chuyện ba người, Còn mãi nơi đây, Điệp khúc mùa xuân, Thoát ly, Hoang vắng…
'Em đã thấy mùa xuân chưa' - ca sĩ Bảo Yến
Đầu thập niên 1970, khi phong trào nhạc trẻ phổ biến, Quốc Dũng cùng Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà là những nhạc sĩ đầu tiên Việt hóa nhạc trẻ, bắt đầu soạn các ca khúc nhạc trẻ bằng tiếng Việt.
'Đường xưa' - ca sĩ Mỹ Tâm:
Ông cùng ca sĩ Thanh Mai tạo thành một cặp song ca nổi tiếng. Với khả năng sáng tác, biểu diễn và sử dụng mandolin, guitar, dương cầm, trống, bass, keyboard, organ, Quốc Dũng là một trong những gương mặt tiêu biểu của nhạc trẻ thời đó.
'Bài ca Tết cho em' - ca sĩ Bảo Yến:
Trong gia tài hàng trăm bài hát của Quốc Dũng, Bài ca Tết cho em là một trong những tình khúc kinh điển về mùa xuân, gắn liền với người vợ của ông - danh ca Bảo Yến. Ra đời năm 1982, bài hát đánh dấu cột mốc tình yêu Quốc Dũng dành cho Bảo Yến.
Với hơn 50 năm miệt mài sống với âm nhạc những gì Quốc Dũng mang lại trong âm nhạc đại chúng trở thành những ấn tượng khó quên, mãi về sau còn được khán giả ghi nhớ.
'Điệp khúc mùa xuân' - Nhóm nhạc Mây trắng: