Pháp là một trong những nước sở hữu nền công nghiệp quốc phòng (CNQP) rất phát triển, có khả năng đáp ứng nhu cầu về đa số vũ khí, trang bị quân sự hiện đại, kể cả vũ khí hạt nhân.

Công nghiệp tên lửa-vũ trụ

Các nhà sản xuất vũ khí tên lửa hàng đầu là Airbus Defense và Space (công ty thành viên của Tập đoàn Airbus), Tập đoàn TDA Armenian (thuộc nghiệp đoàn Thales), MEDA-France, MBDA-Missile Systems và MBDA Corporation. 

Tên lửa chống hạm Exocet. Ảnh: Missilery.info

Các cơ sở này sản xuất tên lửa mang đầu đạn nhiệt hạch M51, tên lửa mang - phóng Arian và Vega, tên lửa hành trình ASMP-A, tên lửa phòng không Skalp-EG, Aster-30/15 và Mistral, tên lửa không đối không Mika, tên lửa bờ biển Skalp-N, tên lửa chống hạm Exocet, tên lửa chống tăng Milan và Erike, tên lửa không đối đất Akuleus LG dành cho trực thăng tấn công Tiger... 

Động cơ tên lửa được chế tạo bởi công ty Europropulson của Tập đoàn Airbus Safran Launchers. Các cơ sở này có khả năng sản xuất động cơ của thiết bị bay không người lái, tên lửa hành trình, tên lửa đẩy Ariane-5 và Ariane-6.

MBDA đã hợp tác với Rheinmetall Defence Electronics (Đức) phát triển hệ thống phóng từ máy bay trực thăng (ATAM) cho tên lửa Mistral 2, lắp trên máy bay trực thăng tấn công Tiger mới. Một sản phẩm khác là hệ thống chiến đấu đa nhiệm (MPCS), là một hệ thống tháp pháo hạng nhẹ, tích hợp lên một loạt các khung xe xích và xe bánh lốp để chống tăng, thiết giáp... 

Hệ thống trang bị 2 tên lửa Mistral lắp 2 bên tháp pháo, trong khi tên lửa chống tăng có điều khiển Milan-er (phản ứng tăng cường) có thể được sử dụng cho các nhiệm vụ chống tăng. Máy kính ngắm quang - điện tử có ổn định của Rheinmatall giúp tấn công chính xác các mục tiêu trên không và trên bộ.  

Đóng tàu 

Đây là lĩnh vực quan trọng thứ hai của nền CNQP Pháp. Các doanh nghiệp đóng tàu Pháp có đủ năng lực đóng từ tàu ​​sân bay, tàu ngầm, tàu tấn công, đổ bộ đa năng, tàu khu trục nhỏ được trang bị tên lửa dẫn đường, đến tàu tuần tra và xuồng chiến đấu.

Đại diện tiêu biểu của ngành đóng tàu quân sự Pháp là Tập đoàn Naeal Group. Họ có các cơ sở đóng tàu sân bay hạt nhân, hoàn thiện khâu lắp ráp cuối cùng các sân đỗ trực thăng tàu đổ bộ (như tàu lớp Mistral); đóng và sửa chữa tàu ngầm, các khinh hạm đa năng được trang bị tên lửa có điều khiển. Trong khi đó, Tập đoàn Haval Group và các nhà thầu đảm nhận phần động cơ nguyên tử cho các tàu ngầm và tàu sân bay của Pháp. 

Ngoài ra, MAN Diesel Turbo là hãng chuyên sản xuất các động cơ diesel-điện.

Hàng không

Đây là một trong những ngành phát triển năng động nhất của nền CNQP Pháp. Trong đó, đóng vai trò nòng cốt là các tập đoàn Dassault Aviation, Safran và Airbus Group, sản xuất máy bay chiến đấu Rafale, máy bay trực thăng tấn công Tiger, máy bay trực thăng đa năng H-225M Super Puma, AS-332, AS-365, AS-565 Dauphin/Panther, NH-90 và thiết bị bay không người lái (UAV). 

Một trong những công ty hàng đầu thế giới trong sản xuất trực thăng tấn công đa năng là Airbus Helicopter (thuộc Tập đoàn Airbus), đóng tại thành phố Marignane, Bouches-du-Rhône. Ngoài ra, công ty này còn có nhà máy sản xuất linh kiện máy bay trực thăng ở La Courneuve (thành phố Saint-Saint-Denis). Động cơ máy bay được chế tạo tại nhà máy Safran Aircraft Engines của Tập đoàn Safran, trụ sở chính đặt tại thành phố Kurkuron, Eson.

Tăng-thiết giáp

Các loại vũ khí và trang bị kỹ thuật quân sự do ngành này sản xuất gồm xe tăng chiến đấu chủ lực Leclerc, các phương tiện chiến đấu bọc thép và tổ hợp pháo tự hành. Các doanh nghiệp của Tập đoàn Nexter và Arkus sản xuất xe chiến đấu bộ binh VBCI, xe bọc thép đa năng Aravis (VBHP) và pháo tự hành bánh xích Caesar 155mm.  

Động cơ cho các phương tiện chiến đấu được sản xuất tại các nhà máy thuộc Tập đoàn Iveco (đóng tại tỉnh Ardeche), Tập đoàn Vyartsila (tỉnh Haut-Rhine). Việc lắp ráp động cơ xe tăng được thực hiện tại nhà máy của Tập đoàn Moteurs Baudouin. Các bộ phận được sản xuất tại các doanh nghiệp của Tập đoàn Nexter, Tập đoàn Iveco và Sof-Ram.

Pháo binh 

Doanh nghiệp độc quyền trong lĩnh vực này là Tập đoàn Nexter, sản xuất đầy đủ các loại vũ khí pháo binh, như: modul pháo chiến đấu cỡ nòng 20mm và 25mm đặt trên các phương tiện chiến đấu bọc thép, pháo dã chiến 105mm và 155mm, súng cối 81mm và 120mm cung cấp cho lục quân; các tổ hợp pháo tự động của hải quân, pháo 30mm cho máy bay và tháp pháo 20mm trên trực thăng. 

Ngành công nghiệp đạn dược đáp ứng đầy đủ nhu cầu về đạn pháo, bom, ngư lôi, đạn cối, đạn súng bộ binh và thuốc nổ... Các doanh nghiệp chủ chốt là Nexter Munsion, Nexter Systems và TDA Armman của Tập đoàn Thales.

Mặc dù được đánh giá là có tính “độc lập chiến lược” cao, song ngành CNQP Pháp vẫn chưa thật sự hoàn thiện toàn bộ chu trình nghiên cứu phát triển vũ khí, trang bị quân sự hiện đại. Vì vậy, Pháp đang tích cực hợp tác với các đồng minh trong Liên minh châu Âu (EU) và NATO.

Nguyên Phong

Tính ưu việt của loại tên lửa Pháp sử dụng trong cuộc chiến Libya năm 2011AASM còn được gọi là “vũ khí mô-đun hoá không đối đất”, được thiết kế với nhiều loại đầu dẫn như laser, hồng ngoại, điều khiển quán tính (INS)...