5. Destiny chẳng xứng đáng với kinh phí đầu tư khổng lồ:
Không gây ra được quá nhiều tiếng vang như những gì mà nhà phát triển đã PR trước đó, Destiny chỉ đáng được coi là một game thường thường. Nhưng khoan đã, có một điều mà ít ai biết rằng, kinh phí đầu tư cho toàn bộ quá trình sản xuất Destiny lên tới hơn 500 triệu USD?! Đây được coi là số tiền đầu tư lớn nhất trong lịch sử ngành giải trí nhưng cái mà Destiny đem lại cho người chơi chỉ là: giọng nói lồng tiếng kinh khủng khiếp, cốt truyện nhạt nhẽo, bản đồ thiếu hụt và quá nhỏ,…nói cách khác Destiny chỉ đang “sống” dựa vào niềm tin mù quáng mà người hâm mộ đã chót trao cho tựa game này. Cùng môt nội dung, ý tưởng và phong cách, hãy nhìn cái cách Mass Effect 3 của hãng Bioware đã thành công như thế nào, trái ngược hoàn toàn với Destiny.
4. Thiết bị ngoại vi Kinect của Microsoft:
Cỏ vẻ như việc bắt người chơi phải vặn vẹo cơ thể của họ khi chơi game là điều mà chẳng mấy ai thích thú gì cho cam. Trong quá khứ, Wii U của Nintendo đã khá thành công với cách chơi mới mẻ này, nhưng chu kỳ của nó cũng chỉ kéo dài được một thời gian ngắn ngủi sau đó trước khi “mất tích”.
Thậm chí, Kinect của Microsoft còn tồi hơn thế rất nhiều. Mọi thứ trong quảng cáo của Microsoft về Kinect là hoàn toàn sai khi nó không hề hoạt động giống với những gì đã được giới thiệu trước đó. Nó dẫn tới một hệ quả rằng, chẳng người dùng nào thích thú với cái thiết bị “của nợ” này và gần nhu tất cả các cuộc họp báo của Microsoft đều bị chất vấn về chất lượng thực sự của Kinect…Đó là lí do mà Microsoft phải tự mình thừa nhận thất bại của Kinect trước hàng chục ngàn người trong một sự kiện gần đây và mong rằng nó chưa bao giờ tồn tại.
3. Scandal của Mike Maulbeck:
Hệ thống Steam của Valve đã phải tra qua một quãng thời gian dài để có được những ngày thành công như hiện nay. Hầu như game thủ nào ở thời điểm hiện tại cũng phải dùng Steam để chơi những game có trên hệ thống này. Những tưởng các quan chức và “bộ sậu” của Steam thuộc Valve sẽ chú tâm làm việc và phát triển hết mọi tiềm lực của hệ thống này, thì Mike Maulbeck (người phụ trách các hoạt động của Steam) đã mắc một sai lầm nghiêm trọng.
Trong một cơn giận dữ cực độ, Mike Maulbeck đã tạo nên một vụ scandal có một không hai của làng game khi viết một dòng tweet đe dọa sẽ giết chết ông chủ của mình Gabe Newell. Sự tức giận này được lý giải khi ngay ở ngày giới thiệu tựa game mới nhất của Mike Maulbeck, hãng Valve lại có sự nhầm lẫn tai hại khi dán nhãn “Early Access” (cho phép chơi sớm) mặc dù chưa được sự đồng ý của ông này…Mặc dù đã xóa đi đoạn tweet tiêu cực đó, nhưng tất cả đã quá muộn bởi những thứ đã có trên Internet đồng nghĩa với việc không thể rút lại được nữa. Valve buộc Maulbeck phải thôi việc, hạ toàn bộ các trò chơi của ông này xuống, và tồi tệ hơn nữa là toàn bộ cổ phần của ông ta cũng biến mất… Mike Maulbeck đã làm một công việc mà chỉ có những đứa trẻ con mới làm!
2. Ubisoft đã “dối trá” về đồ họa của Watch Dogs:
Nhiều người cho rằng đây là một vụ scandal thì khớp nghĩa hơn bởi rõ ràng Ubisoft đã làm thất vọng biết bao người hâm mộ khi “lật lọng” trong việc thiết kế đồ họa cho tựa game đình đám Watch Dogs. Được xây dựng, phát triển và giới thiệu tới đông đảo người hâm mộ cách đây từ hai năm trước với rất nhiều hình thức quảng cáo, PR,…lộng lẫy và bắt mắt. Nhưng Watch Dogs đã bị delay liên tục trong suốt quãng thời gian đó mà không có bất cứ một lí do chính đáng nào được đưa ra.
Rồi cuối cùng, Ubisoft xác nhận rằng họ đang nghiên cứu để tối ưu hóa hiệu suất đồ họa của Watch Dogs để quyết đem nó lên các hệ máy next-gen thay vì last-gen như năm 2012 đã giới thiệu. Đầu năm 2014 là kì hạn mà Ubisoft đưa ra và phải tới 6 tháng sau, tức thời điểm giữa năm 2014, Watch Dogs mới chính thức đến được tay người chơi, và…đồ họa của nó chẳng khác là mấy so với lần giới thiệu tại E3 2012. Rõ ràng, sau vụ việc này, uy tín của Ubisoft đã giảm xuống dưới mức trung bình vì họ đã lừa người hâm mộ một vố cực kỳ đau điếng trong suốt hai năm ròng.
1. South Park: The Stick Of Truth bị kiểm duyệt quá khắt khe:
South Park: The Stick Of Truth là một trò chơi khá đình đám và nó khiến cho rất nhiều người chơi phải mòn mỏi chờ đợi ngày ra mắt. Cuối cùng, trò chơi cũng được ra mắt, nhưng thực tế là tất cả những người chơi tại các thị trường châu Âu và Australia đều sẽ không được trải nghiệm South Park: The Stick Of Truth. Trong khi đó, ở Mỹ họ đã chơi chán chê game này?!
Các nhà kiểm duyệt game tại châu Âu và Australia cho rằng South Park: The Stick Of Truth quá bạo lực, tục tĩu và bao hàm nhiều nội dung liên quan đến tình trạng phá thai…cùng với việc được thiết kế với hình ảnh vui nhộn theo phong cách hoạt hình sẽ rất ảnh hưởng tới tâm sinh lý của trẻ em khi chơi game. Nhưng quả thật lời giải thích này không hề làm thỏa mãn người chơi đang bị “cấm” chơi South Park: The Stick Of Truth, bởi họ cho rằng những gì mà The Punisher và Manhunt (2005) chứa đựng còn kinh khủng hơn thế gấp nhiều lần nhưng vẫn được tự do xuất hiện trên các kệ đĩa ở khắp mọi nơi.
Dù gì, cho đến thời điểm hiện tại, South Park: The Stick Of Truth vẫn bị các nhà chức trách cấm lưu hành tại châu Âu và Austalia nên mọi lời giải thích, biện minh hay phân tích…có lẽ sẽ không có tác dụng gì.
Bi Vi