Giờ đây, khi bộ vi xử lý Zen 3 chính thức được ra mắt, dưới góc độ thông số trên giấy tờ, CPU máy tính để bàn Zen 3 đã đạt được sự vượt trội so với Core thế hệ thứ mười của Intel.
Trên thị trường GPU, AMD cũng đặt ra một mối đe dọa lớn đối với vị thế bá chủ của NVIDIA, vì vậy dòng RTX3000 được phát hành vào đầu tháng 9 đã cho chúng ta một cái nhìn hiếm hoi về tỷ lệ hiệu năng giá của NVIDIA trong các card đồ họa cao cấp.
AMD có lợi thế rõ ràng hơn Intel
Việc phát hành bộ vi xử lý Zen 3 càng làm nổi bật lợi thế của AMD so với Intel. Sự cải thiện hiệu suất của AMD Zen 3 là rất đáng kể. Zen 3 đã điều chỉnh lại hệ thống CCX, bố cục lõi và bộ nhớ đệm, đồng thời một lần nữa cải thiện đáng kể IPC và tần số tăng tốc cao nhất.
Xét cho cùng, lợi thế lớn nhất của AMD so với Intel đó là hãng đầu tiên áp dụng tiến trình 7nm của TSMC. Bộ vi xử lý dành cho máy tính để bàn của Intel, dù là Core Comet Lake thế hệ thứ 10 được phát hành vào tháng 4 năm nay hay Core Rocket Lake thế hệ thứ 11 sẽ ra mắt vào quý đầu tiên của năm sau, vẫn sử dụng tiến trình 14nm của Intel.
Vì vậy, tình hình hiện tại trên thị trường CPU chỉ đơn giản là AMD có hiệu suất tốt hơn trên nền tảng công nghệ của TSMC. Điều này cho phép AMD phát huy hết lợi thế của các tiến trình và tiếp tục làm rung chuyển thị trường CPU của Intel với lợi thế hàng đầu này.
AMD gây ra mối đe dọa lớn đối với NVIDIA
Thị trường GPU hơi giống với thị trường CPU. Trong 20 năm qua, giống như Intel, NVIDIA đã từng bước thiết lập vị thế bá chủ không thể phá vỡ trên thị trường GPU toàn cầu. Tính đến thời điểm hiện tại, NVIDIA cũng cần đối mặt với những thách thức do AMD khởi xướng với công nghệ xử lý tiên tiến.
Sau năm 2000, chỉ còn NVIDIA và AMD trên thị trường GPU toàn cầu, AMD chỉ vượt qua NVIDIA một thời gian ngắn về thị phần từ năm 2004 đến 2005. NVIDIA đã duy trì lợi thế rất lớn so với AMD trong suốt thời gian còn lại. Dữ liệu cho thấy trong quý IV/ 2018, khoảng cách giữa hai bên đã nới rộng đến mức cực điểm, trên thị trường GPU lúc bấy giờ, thị phần của NVIDIA đã vượt 81%, trong khi thị phần của AMD chỉ là 19%.
Để đáp ứng những thách thức về công nghệ xử lý tiên tiến của AMD, vào ngày 1/9 năm nay, NVIDIA đã chính thức phát hành dòng card đồ họa GeForce RTX 30 dựa trên GPU kiến trúc Ampere mới. Thế hệ GPU Ampere mới có một bước nhảy vọt về hiệu suất và tính năng. Về công nghệ, nó cũng đã thay đổi từ tiến trình đặc trưng 12nm của TSMC sang 8nm của Samsung, và về giá cả, NVIDIA đã có những nhượng bộ đáng ngạc nhiên.
Đằng sau cuộc chiến bí mật của các xưởng đúc chip
Không thể không nhắc đến sự “trở lại” của AMD dựa trên công nghệ tiên tiến. Nói chính xác hơn, họ đã chính thức hợp tác với công nghệ của TSMC để liên tục đổi mới kiến trúc, và AMD đã đạt được thành công lớn trên thị trường chip nói chung trong những năm gần đây.
Tương tự, lý do cơ bản nhất khiến vị trí bá chủ thị trường của Intel và NVIDIA bị lung lay bởi AMD là họ tương đối thận trọng trong các quy trình sản xuất tiên tiến. Việc Intel tụt hậu là do mô hình IDM mà hãng khẳng định đã bị mô hình Foundry của TSMC vượt qua. Sự dè dặt của NVIDIA bởi hãng đã thành công rực rỡ trên thị trường, điều này khiến họ thiếu động lực để cập nhật các quy trình sản xuất.
Giờ đây, AMD đã trở lại, điều này đã gây ra hiệu ứng cho những gã khổng lồ chip nói chung trong lĩnh vực này. Cả NVIDIA và Intel đều đã tăng tốc đáng kể bố cục tương ứng. NVIDIA đã hợp tác với Samsung Semiconductor, trong khi Intel đã đẩy nhanh việc xây dựng dây chuyền sản xuất 10nm của mình.
Do đó, những cuộc chiến công khai và bí mật giữa những gã khổng lồ chip nói chung đã thực sự có tác động đáng kể đến ngành công nghiệp đúc toàn cầu. Bất kể là CPU hay GPU, chỉ có 3 công ty này trên thế giới mới có thể thiết kế và sản xuất.
Ngoài việc được sử dụng trong thị trường tiêu dùng, các chip đa năng này được sử dụng trong máy tính để bàn và máy tính xách tay, và cũng được sử dụng rộng rãi trong các máy chủ. Hơn nữa, trên thực tế, công nghệ điện toán đám mây đang bùng nổ hiện nay đòi hỏi một số lượng lớn máy chủ hỗ trợ và không thể thoát khỏi sự phụ thuộc vào các đại gia chip nói chung như Intel, AMD và NVIDIA.
Intel đã sản xuất chip AI từ năm 2014 và quá trình phát triển chip AI của họ hiện đã bước vào giai đoạn chín muồi. Ngoài các chip AI do CPU và GPU tự phát triển, họ cũng mua lại các công ty sản xuất chip AI như Moviduis, Nervana và Habana. AMD cũng đang nỗ lực phát triển chip AI.
GPU của NVIDIA đã được sử dụng rộng rãi trong tính toán trí tuệ nhân tạo trước đây và NVIDIA hiện dẫn đầu lĩnh vực trí tuệ nhân tạo trong cả thuật toán phần cứng và phần mềm. Ngoài ra, NVIDIA gần đây đã nỗ lực thúc đẩy việc mua lại ARM, một khi NVIDIA hoàn tất việc mua lại ARM, các chip được phát triển trong nước dựa trên tập lệnh ARM sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.
Điệp Lưu
SK hynix sẵn sàng xây dựng “đế chế chip nhớ”
Thương vụ mua lại mảng kinh doanh chip nhớ NAND từ gã khổng lồ bán dẫn Intel của công ty bán dẫn SK hynix của Hàn Quốc được xem là thương vụ mua bán lớn nhất ở nước ngoài của một công ty Hàn Quốc.