Mạng truy cập vô tuyến (RAN) là phần tử lớn nhất, nó có mặt trên khắp các khu vực địa lý nơi mà các dịch vụ được cung cấp và nó chiếm kinh phí đầu tư lớn nhất của hệ thống mạng di động. Về mặt kỹ thuật, giải pháp SRAN cho phép chế tạo các bộ điều khiển trạm gốc (BSC) hội tụ cho phép tích hợp BSC của mạng GSM và bộ điều khiển mạng vô tuyến (RNC) của mạng 4G và 5G vào một bộ điều khiển đa mode.
Theo kế hoạch dự kiến thì dự án này sẽ hoàn thành vào năm 2022 và Nokia sẽ triển khai 300.000 trạm gốc trên một số băng tần của nhà khai thác. Ngoài ra, Nokia sẽ cung cấp thiết bị RAN của mình, bao gồm giải pháp truy cập vô tuyến AirScale, AirScale BaseBand và NetAct OSS. Bản đồ viễn thông Ấn Độ đã chia Ấn Độ thành 22 vùng địa lý và thiết bị của Nokia sẽ được sử dụng trong 9 vùng địa lý.
Nokia đạt được thỏa thuận 1 tỷ USD với nhà mạng Ấn Độ |
Trong một tuyên bố của mình, nhà mạng Bharti Airtel cho biết: “Việc triển khai này cũng sẽ đặt nền tảng cho việc cung cấp kết nối 5G trong tương lai, khoảng 300.000 trạm gốc sẽ được triển khai trên một số băng tần, bao gồm băng 900 MHz, 1800 MHz, 2100 MHz và 2300 MHz”.
Hiện là thị trường viễn thông lớn thứ hai trên thế giới, Ấn Độ được dự đoán sẽ đạt được 920 triệu thuê bao di động vào năm 2025. Hơn nữa, Hiệp hội các nhà khai thác di động toàn cầu (GSMA) hy vọng con số đó sẽ bao gồm 88 triệu kết nối 5G. Chỉ riêng năm ngoái, chỉ số MBiT của Nokia năm 2020 ước tính lưu lượng truy cập tăng 47%. Sự gia tăng lớn về nhu cầu dữ liệu này đã buộc các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông của Ấn Độ phải tìm kiếm các giải pháp tăng dung lượng mạng mà không làm giảm chất lượng dịch vụ cho khách hàng.
Trong một tuyên bố, Rajeev Suri, Chủ tịch đồng thời là Giám đốc điều hành của Nokia cho biết, thỏa thuận này đã củng cố vị trí của nhà cung cấp thiết bị ở Ấn Độ và sẽ nâng cao các mạng hiện tại của Bharti Airtel và đặt nền móng cho các dịch vụ 5G trong tương lai.
Thỏa thuận này đến vào thời điểm hoàn hảo cho Nokia, người đã bỏ lỡ hai thỏa thuận 5G lớn tại Trung Quốc trong tháng này khi sự quan tâm đến các nhà cung cấp trong nước đang tăng lên. Gần đây nhất, China Unicom và China Telecom đã thông báo rằng các nhà cung cấp cho mạng 5G độc lập (5G SA) của họ sẽ là ba nhà cung cấp thiết bị của Trung Quốc là Huawei, ZTE và Datang Mobile Communications và một công ty nước ngoài đó là Ericsson của Thụy Điển.
Theo Mobile World Live, China Unicom và China Telecom đã trao hợp đồng trị giá 25,9 tỷ USD liên quan đến việc triển khai mạng 5G độc lập của họ, tuy nhiên trong danh sách hợp đồng này lại không có tên của Nokia. Và đầu tháng này, Nokia lại đã bỏ lỡ một hợp đồng với nhà mạng China Mobile và hợp đồng này cuối cùng đã về tay của 3 nhà cung cấp thiết bị là Huawei, ZTE và Ericsson.