1. Quốc gia nào không tổ chức Tết Trung thu?
-
Malaysia
0%
- Pakistan
0%- Thái Lan
0%- Singapore
0%Chính xácCùng với Việt Nam, Tết Trung thu còn được tổ chức ở một số nước châu Á khác như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Malaysia… Tuy nhiên, tên gọi ở mỗi quốc gia sẽ khác nhau. Ví dụ ở Hàn Quốc, Tết Trung thu được gọi là Chusok, theo nghĩa đen là đêm mùa thu; ở Nhật Bản gọi là Otsukimi, nghĩa là ngắm trăng; ở Thái Lan gọi là lễ cầu trăng; ở Lào gọi là nguyệt phúc tiết (lễ hội trăng phước lành)… Pakistan không tổ chức Tết Trung thu.
2. Tại Việt Nam, Tết Trung thu có tên gọi khác là gì?
-
Tết cầu Trăng
0%
- Tết trông Trăng
0%- Tết Trăng tròn
0%- Tết quang minh
0%Chính xácTết Trung thu ở Việt Nam thường diễn ra vào ngày 15/8 âm lịch hàng năm, khi mặt trăng tròn và sáng nhất. Ngày lễ này thường được gọi là “Tết thiếu nhi”, vì vậy ngoài việc người lớn mua bánh nướng, bánh dẻo về thắp hương vào đúng ngày trăng tròn, trẻ con còn được mua rất nhiều đồ chơi như: đèn lồng, đèn ông sao, trống, mặt nạ, đầu sư tử...
Tết Trung thu còn được gọi là Tết Đoàn viên, Tết hoa đăng. Một số nơi gọi ngày này là Tết trông Trăng - tên gọi gợi nhắc hoạt động ngắm trăng trong đêm hội.
3. Nơi nào được xác lập kỷ lục “Lễ hội rước đèn Trung thu lớn nhất ở Việt Nam”?
-
Bình Thuận
0%
- Tuyên Quang
0%- Khánh Hòa
0%- Bắc Giang
0%Chính xácLễ hội Trung thu tại thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) đã được xác lập kỷ lục “Lễ hội rước đèn Trung thu lớn nhất ở Việt Nam” và được tỉnh này công nhận là 1 trong 5 lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch. Hàng năm, có hàng nghìn học sinh tham gia rước đèn với màu sắc, mẫu mã đa dạng.
Trong khi đó, tỉnh Tuyên Quang từng được xác lập kỷ lục Guiness Việt Nam với “Mâm cỗ Trung thu lớn nhất Việt Nam”, “Đêm hội có nhiều mô hình đèn Trung thu độc đáo và lớn nhất Việt Nam” và “Cặp đèn lồng lớn nhất Việt Nam”.
4. Món ăn nào thường có trong mâm cỗ Tết Trung thu của người Trung Quốc?
-
Khoai lang
0%
- Khoai tây
0%- Khoai môn
0%- Củ sắn
0%Chính xácTrung thu là lễ hội lớn thứ 2 ở Trung Quốc, chỉ sau Tết Nguyên Đán. Vào dịp lễ này, người dân Trung Quốc thường trở về bên gia đình, cùng ăn tối và thưởng thức bánh trái truyền thống. Trong mâm cỗ của người dân tại đây cũng thường có khoai môn.
Khoai môn trong nhiều phương ngữ ở Trung Quốc có cách phát âm giống “may mắn đang đến”. Người ta tin rằng ăn khoai môn trong dịp Trung thu sẽ xua tan những điều xui xẻo và mang lại may mắn và giàu có.
5. Tết Trung thu của người Hàn thường thưởng thức rượu và ăn gì?
-
Rượu gạo, bánh ngọt
0%
- Rượu đế, bánh gạo
0%- Rượu Soju, bánh ngọt
0%- Rượu Sindoju, bánh gạo
0%Chính xácVào dịp Tết Trung thu, người Hàn Quốc sẽ nặn bánh songpyeon (bánh gạo có hình trăng lưỡi liềm) với quan niệm “trăng khuyết rồi sẽ tròn” - biểu tượng của sự hạnh phúc, sinh sôi nảy nở. Bánh sau khi nặn được cho nhân đậu vào giữa để hấp. Ngoài màu trắng, bánh còn có màu hồng, xanh, vàng… Người Hàn thường ăn bánh cùng rượu Sindoju.
- Rượu đế, bánh gạo
- Khoai tây
- Tuyên Quang
- Tết trông Trăng
- Pakistan