Đã 3 tháng nay tôi không dùng đến ô tô vì nhà ở trong khu vực vùng đỏ ở Hà Nội, thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Tuy nhiên, tôi được vài người hàng xóm rỉ tai mỗi tuần nên nổ máy xe từ 30 đến 45 phút để động cơ sạc lại điện cho ắc-quy, đồng thời để buồng máy đỡ ẩm mốc, tránh chuột bọ.
Vì mỗi tuần đều đặn nổ máy một chỗ nên tôi mới có thời gian để ý và thấy điều lạ. Chiếc Ford Laser 1.8L đời 2005 của tôi không có đồng hồ đo mức tiêu thụ nhiên liệu theo số km như các xe đời mới, nhưng tôi vẫn theo dõi dựa trên số km đã đi và vạch chia cột báo bình xăng.
Mỗi tuần tôi nổ máy tại chỗ một lần trong khoảng 30 phút, sau 1 tháng thấy vạch xăng xuống đáng kể. |
Đầu tháng 8 tôi đã đổ xăng đầy bình, tới mức kim xăng đã bị đẩy qua cả vạch F. Thế nhưng sau hơn 1 tháng chỉ đỗ một chỗ nổ máy một tuần/lần, tôi thấy kim xăng hao hụt đi đáng kể so với lúc thường xuyên hoạt động. Từ chỗ kim vượt vạch F, nay đã tụt mất 4 vạch. Trong khi lúc hoạt động, với 4 vạch này tôi có thể đi quãng đường khoảng 40 km.
Theo lý thuyết sử dụng ô tô mà tôi nắm được, lái xe với vòng tua máy thấp và ổn định sẽ giúp tiết kiệm nhiên liệu. Tôi luôn cố gắng lái xe ở vòng tua từ 1.500 đến 1.800 v/p. Trong khi đỗ một chỗ và nổ máy, đồng hồ động cơ luôn ở mức 800 v/p. Tức là sẽ phải tiết kiệm xăng hơn lúc chạy. Vậy tại sao tôi lại cảm thấy tốn hơn?
Độc giả Phạm Thế Anh (quận Cầu Giấy, Hà Nội)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Ô tô ngốn xăng: Tài xế bỏ thói quen dưới đây sẽ thấy cải thiện
Không ít nguyên nhân khiến ô tô ngốn xăng xuất phát từ những thói quen sử dụng xe không đúng cách của tài xế.