Hôm 12/10, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật với tỷ lệ phiếu 219/206 mà không có một thành viên Cộng hòa nào ủng hộ. Tuần trước, Thượng viện cũng đã hành động tương tự với tỷ lệ 50/48.
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AP |
Với thêm 480 tỷ USD được bổ sung, giới hạn nợ công của Mỹ được nâng lên mức 28.900 tỷ USD. Khoản tăng thêm này dự kiến sẽ hết hạn vào 3/12, cùng ngày mà ngân sách cho hầu hết các chương trình liên bang cũng hết hạn.
Như vậy, sau khi Tổng thống Biden ký dự luật trên, Mỹ đã tránh được viễn cảnh vỡ nợ nhưng điều này không kéo dài và các nhà lập pháp nước này sẽ phải tìm cách giải quyết giới hạn nợ trước ngày 3/12.
Những bế tắc trong vấn đề trần nợ công không phải là điều mới ở Mỹ, nhưng giữa bối cảnh kinh tế nước này đang gặp nhiều khó khăn vì đại dịch Covid-19, nhiều người không tránh khỏi tâm lý lo ngại. Nếu Mỹ vỡ nợ thì sẽ tạo ra nhiều thảm họa không chỉ ở trong nước mà còn với cả nền kinh tế toàn cầu.
Thanh Hảo
Bài toán nâng trần nợ công đeo đẳng nước Mỹ
Những vướng mắc về trần nợ của Mỹ có thể sẽ được giải quyết tạm thời, nhưng điều nước này thực sự cần là một giải pháp lâu dài cho vấn đề này.