“Tuyến đường ống bổ sung này chắc chắn sẽ giúp ổn định giá năng lượng ở thị trường châu Âu”, ông Putin nói tại cuộc họp với các quan chức ngành năng lượng hôm 29/12, theo hãng tin AP. “Nó chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến giá cả trên thị trường giao ngay, và người tiêu dùng ở các quốc gia sử dụng khí đốt của Nga sẽ ngay lập tức cảm nhận được điều đó”.

Đường ống Dòng chảy phương Bắc 2, trị giá 11 tỷ USD, hiện đang chờ Đức và Liên minh châu Âu (EU) phê duyệt. Tuy nhiên, nhiều quan chức cảnh báo quyết định này sẽ chưa được đưa ra trong nửa đầu năm 2022.

Một trong hai tuyến đường ống của Dòng chảy phương Bắc 2 đã được bơm đầy khí từ tháng 10. Công ty khí đốt Nga Gazprom hôm 29/12 thông báo đã hoàn thành việc bơm khí cho tuyến đường ống còn lại để sẵn sàng vận hành toàn bộ hệ thống.

{keywords}
Tổng thống Nga Vladimir Putin tại cuộc họp với các quan chức ngành năng lượng hôm 29/12. Ảnh: Reuters

Dòng chảy phương Bắc 2 dài 1.234 km, với công suất khoảng 55 tỷ mét khối/năm, sẽ tăng gấp đôi lượng khí đốt do Gazprom bơm trực tiếp đến Đức. Hệ thống đường ống mới này bổ sung công suất cho một đường ống tương tự dưới Biển Baltic, đồng thời cho phép Nga không còn phải phụ thuộc vào việc trung chuyển khí đốt qua Ukraina và Ba Lan.

Những người chỉ trích đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 ở Mỹ, Ukraina và Ba Lan cảnh báo tuyến đường ống sẽ làm tăng “đòn bẩy” của Nga đối với châu Âu, khiến các nước thành viên EU bất đồng với nhau và tước đi nguồn thu từ trung chuyển khí đốt của Ukraina. Mỹ cảnh báo sẽ nhắm mục tiêu vào Dòng chảy phương Bắc 2 để ngăn chặn bất kỳ động thái quân sự mới nào của Nga nhằm vào Ukraina.

Nga đã thẳng thừng bác bỏ cáo buộc của phương Tây rằng họ đang lên kế hoạch tấn công Ukraina. Nước này cũng khẳng định Dòng chảy phương Bắc 2 chỉ là một dự án thương mại thuần túy, giúp đảm bảo nguồn cung dài hạn đáng tin cậy hơn và tiết kiệm tới hàng tỷ USD chi phí trung chuyển phải trả cho Ba Lan và Ukraina.

Giá khí đốt tăng hơn 800%, kéo theo đó là giá điện tăng gấp 5 lần khiến các doanh nghiệp lẫn nhiều hộ gia đình ở châu Âu chịu thiệt hại nặng nề. Nhiều chuyên gia đánh giá sau đại dịch Covid-19, năng lượng sẽ là cuộc khủng hoảng tiếp theo châu Âu phải đối mặt. Tình trạng này diễn ra một phần bởi có thông tin cho rằng Nga đã chuyển dòng khí đốt từ đường ống chính ở châu Âu sang đường ống hướng về phía đông qua Ba Lan.

>>> Đọc tin thế giới trên VietNamNet

Việt Anh

Nga tuyên bố sẵn sàng đối thoại an ninh với NATO

Nga tuyên bố sẵn sàng đối thoại an ninh với NATO

Bộ Quốc phòng Nga cho biết, họ sẵn sàng đối thoại với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở bất kỳ thời điểm nào thuận tiện.

Điện Kremlin tiết lộ 'vấn đề sống còn' đối với Nga

Điện Kremlin tiết lộ 'vấn đề sống còn' đối với Nga

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cảnh báo, việc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mở rộng quy mô và cho phép các quốc gia Liên Xô cũ tham gia sẽ là 'vấn đề sống còn' đối với Nga.