Đêm qua theo giờ Việt Nam, Hạ viện Mỹ đã tổ chức buổi điều trần trực tuyến với bốn vị CEO công nghệ quyền lực nhất nước Mỹ. Đó là Mark Zuckerberg (Facebook), Jeff Bezos (Amazon), Tim Cook (Apple) và Sundar Pichai của Alphabet (công ty mẹ của Google).

{keywords}
 

Ngay trước phiên điều trần này, ông chủ Nhà trắng đã có dòng tweet chỉ trích Quốc hội Mỹ đã không làm gì để những gã khổng lồ công nghệ lộng hành nhiều năm qua. Ông cam kết sẽ dùng sắc lệnh hành pháp của tổng thống để trấn áp tình trạng này nếu Quốc hội Mỹ vẫn làm ngơ cho Big Tech.

“Nếu Quốc hội Mỹ không đem lại sự công bằng cho nhóm Big Tech, điều mà lẽ ra họ nên làm từ nhiều năm trước thì tôi sẽ tự mình làm điều đó với các sắc lệnh hành pháp. Ở Washington, người ta chỉ nói mà không làm nhiều năm rồi và người dân của đất nước chúng ta đã quá mệt mỏi vì điều đó”, trích dòng tweet của ông Trump.

{keywords}
 

Tuy nhiên, phiên điều trần lần này của Hạ viện Mỹ được cho là tập trung vào những vấn đề cạnh tranh không lành mạnh của nhóm Big Tech với các startup nhỏ, chứ không phải cách nhóm này ứng xử với phát ngôn của người dùng.

Quốc hội Mỹ có quyền bổ sung các đạo luật về chống độc quyền và cạnh tranh không lành mạnh, nhưng việc thực thi luật thường phụ thuộc vào Bộ Tư pháp và Ủy ban Thương mại Liên bang. Người đứng đầu hai cơ quan này thực tế nằm dưới sự điều động của ông Trump.

Hai cơ quan đã bị chỉ trích trong nhiều thập kỷ qua bởi sự thực thi lỏng lẻo luật chống độc quyền và phê chuẩn các vụ sáp nhập lớn làm giảm sự cạnh tranh trong những ngành công nghiệp cụ thể.

Hồi cuối tháng 5, ông Trump đã ngay lập tức ký một sắc lệnh hành pháp đe dọa xử phạt các công ty mạng xã hội cấm hoặc hạn chế người dùng đưa ra quan điểm chính trị, sau khi bài đăng của ông bị Twitter đánh dấu cần kiểm duyệt thông tin.

Theo sắc lệnh, ông Trump muốn trao quyền cho các cơ quan quản lý liên bang nhằm sửa đổi Mục 230 của Đạo luật Truyền thông, cho phép các công ty mạng xã hội kiểm duyệt nội dung trên nền tảng của mình đồng thời không phải chịu trách nhiệm về nội dung mà người dùng đăng tải lên.

Đến cuối thập niên 2010s, nhóm Big Tech gồm 5 ông lớn công nghệ Mỹ là Amazon, Apple, Google, Facebook và Microsoft.

Hữu Phương (Theo Businessinsider)

Hình thức điều trần 4 CEO công nghệ chưa phù hợp?

Hình thức điều trần 4 CEO công nghệ chưa phù hợp?

"Thực tế phiên điều trần của Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ cũng khá hình thức. Các câu hỏi và câu trả lời được giới hạn trong khoảng thời gian 5 phút ngắn ngủi", cây viết của Forbes nhận định về buổi điều trần các công ty công nghệ.