Lớp học online phải đáp ứng yêu cầu 5 đối tượng

- Là một nhà cung cấp ứng dụng học trực tuyến (VNPT - Elearning) và dịch vụ Internet, ông đánh giá như thế nào về tình trạng nghẽn mạng, khó truy cập hoặc học sinh đang học bị văng ra khỏi lớp học?

Theo một số thống kê, trong đợt dịch vừa rồi người dùng Việt Nam dùng nhiều phần mềm nước ngoài. Các phần mềm nước ngoài có yếu tố trải nghiệm người dùng tốt, tuy nhiên đa phần các phần mềm này có máy chủ đặt ở nước ngoài và bị ảnh hưởng nhiều yếu tố về đường truyền, phạm vi địa lý nên không đáp ứng được yêu cầu của việc học trực tuyến.

Đặc biệt, khi phần mềm đó kinh doanh trên nền tảng cloud với mục đích chính là hội thảo trực tuyến (video conference). Trong khi nhu cầu của các cơ sở giáo dục là tổ chức các hoạt động quản lý, dạy, học và kiểm tra, đánh giá trực tuyến nên xảy ra nhiều bất cập trong việc sử dụng.

Thêm nữa, người dùng Việt Nam, đặc biệt là trẻ em trong quá trình học, sử dụng những tính năng của phần mềm không thành thạo, ra vào liên tục, cũng là một trong những lý do tạo ra chất lượng không ổn định.

- Vì sao các phần mềm ngoại này “lan” đến trường học nhanh hơn, còn các phần mềm trong nước dường như lại chậm hơn?

Việc sử dụng các phần mềm này cũng có thói quen từ người dùng là người lớn, từ các công sở đã quen làm việc trên môi trường trực tuyến tại các phần mềm này và bắt đầu lan toả đến môi trường giáo dục. Phần lớn các phần mềm nước ngoài đều sở hữu bởi các tập đoàn công nghệ hàng đầu trên thế giới cho nên tính lan tỏa và mức hoàn thiện của sản phẩm khá cao.

Trong nước có những sản phẩm thay thế cho việc hội thảo trực tuyến, tuy nhiên những hệ thống đấy mới đáp ứng cho nhu cầu công sở, chứ chưa đáp ứng cho nhu cầu hộ gia đình và giáo viên, vì vậy chưa thuận tiện bằng phần mềm nước ngoài. Điều này cần thời gian thì Việt Nam mới phát triển được.

{keywords}
 

- Vậy phần mềm học trực tuyến ngoại hiện nay không đáp ứng tiêu chuẩn của lớp học online?

Phần mềm ngoại chỉ đáp ứng 1 phần trong việc tổ chức lớp học online đó là tạo ra một kênh hội thoại giữa giáo viên và học sinh thông qua môi trường internet.

Tuy nhiên, các phần mềm này thiếu các tính năng cơ bản của một hệ thống quản lý học tập trực tuyến là phải đáp ứng được yêu cầu của 5 đối tượng: các nhà quản lý giáo dục, nhà trường, giáo viên, phụ huynh và học sinh thì mới phù hợp trong việc tổ chức các lớp học online.

Như phần mềm VNPT E-Learning của VNPT không những đáp ứng được những yêu cầu quản lý, giám sát của các cơ sở giáo dục mà còn cung cấp cho giáo viên, học sinh và các bậc phụ huynh những tính năng hỗ trợ để đảm bảo việc giảng dạy và học tập được diễn ra một cách chất lượng nhất.

Ngoài ra, VNPT còn ứng dụng một số công nghệ 4.0 vào sản phẩm của mình để giải quyết những bài toán thực tiễn như: Ứng dụng AI trong việc phòng chống thi hộ, học hộ; ứng dụng công nghệ Blockchain trong chống gian lận bằng giả; chuyển thể văn bản thành giọng nói (Text To Speech)… giúp tạo ra những bài giảng phong phú và hấp dẫn học sinh hơn.

Bên cạnh đó, phần mềm VNPT E-Learning mô phỏng đúng quy trình lớp học bình thường và đảm bảo thời gian giãn cách nhưng học sinh vẫn học có kiến thức, đảm bảo đúng nội dung chương trình, thời khóa biểu, lịch học, thi cử…

Với việc mô phỏng đúng một lớp học online và đáp ứng được nhu cầu của người dạy, người học, quản lý giáo dục, phần mềm VNPT E-Learning được phát triển mang tính dài hơi, với mục tiêu hướng tới mạng giáo dục và hệ sinh thái giáo dục trực tuyến hoàn chỉnh, hướng tới số hóa toàn bộ quy trình giáo dục ở Việt Nam, quản lý giáo dục ở Việt Nam, chứ không đơn thuần chỉ đáp ứng cho nhu cầu học online trong giai đoạn giãn cách, tức thời.

{keywords}
 

Giải pháp khắc phục “nghẽn mạng” học trực tuyến

- Với phần mềm VNPT E-Learning thì việc xây dựng, triển khai theo quy chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được VNPT thực hiện như thế nào?

Giải pháp VNPT E-Learning đã liên tục được cải tiến, hoàn thiện và đầu tư mạnh mẽ về hệ thống máy chủ, đường truyền để đảm bảo trải nghiệm của người dùng được tốt nhất.

Hiện nay, VNPT là một trong số ít những nhà cung cấp được cấp chứng chỉ đáp ứng việc liên thông cơ sở dữ liệu ngành giáo dục. Ngoài ra, để một phần mềm được cung cấp dịch vụ ra thị trường còn phải đáp ứng kiểm định của Bộ TT&TT về phần mềm được cung cấp. Đấy là quy chuẩn cả về nội dung chương trình, cách thức thiết kế và cả phương thức cung cấp dịch vụ ra thị trường.

Hệ sinh thái giáo dục của VNPT được triển khai trên 63 tỉnh/thành với 30.000 cơ sở giáo dục cùng sự tham gia của hơn 800.000 giáo viên và hơn 9 triệu học sinh. Đây cũng là tiền đề thuận lợi cho VNPT khi triển khai giải pháp VNPT E-Learning.

{keywords}
 

- Những bất cập của việc học trực tuyến khiến nhiều phụ huynh học sinh vẫn lo lắng, theo ông đâu là giải pháp căn cơ để khắc phục tình trạng này?

Có hai giải pháp. Thứ nhất, để sử dụng các phần mềm giáo dục trực tuyến, các trường, các sở giáo dục phải là những đơn vị đưa ra những tiêu chí đánh giá và lựa chọn các phần mềm sẽ sử dụng trong trường mình, trong sở giáo dục của mình để làm sao đáp ứng được nhu cầu, mục tiêu giáo dục của trường, của sở.

Thứ hai, trước khi áp dụng vào cũng phải bước hướng dẫn sử dụng và khuyến nghị cho người sử dụng. Người sử dụng có 2 đối tượng, giáo viên thì phải được đào tạo, còn người học là những học sinh nhỏ, quen tự do và ngồi một mình thì phải có bố mẹ bên cạnh để dạy và bản thân bố mẹ cũng phải huấn luyện cho con cái sử dụng thành thạo phần mềm.

Đặc biệt, phần mềm giáo dục chạy trên nền tảng Internet và có thể có xung đột, những lỗi xung đột mà trẻ con không thể nhận ra được nên việc hỗ trợ người dùng từ các đơn vị cung cấp dịch vụ là quan trọng.

Ngọc Minh