Dép xỏ ngón là loại dép nguy hiểm nhất nếu sử dụng khi lái xe.
Thói quen xấu khi lái xe của phụ nữ dễ gây ra tai nạn
Phụ nữ lái xe ô tô cần bỏ ngay những điều này kẻo gây họa lớn
Đi giày cao gót, dép xỏ ngón, chân trần... khi lái xe tưởng chừng không liên quan gì đến ATGT nhưng theo rất nhiều chuyên gia và qua một số nghiên cứu trên thế giới, hành vi này tiềm ẩn nguy cơ cao gây mất an toàn. Thực tế, nhiều quốc gia trên thế giới như: Anh, Pháp, Canada... đã có quy định và mức xử phạt nghiêm khắc liên quan đến vấn đề này.
Tiềm ẩn nguy cơ TNGT cao
Giày cao gót tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn khi sử dụng trong lúc điều khiển phương tiện |
Theo khảo sát năm 2005 do một công ty bảo hiểm của Vương quốc Anh thực hiện, dép xỏ ngón là loại dép nguy hiểm nhất nếu sử dụng khi lái xe. 3/4 trong tổng số 1.000 người được hỏi cho biết, họ cảm thấy rất khó lái xe khi đi dép xỏ ngón vì dễ bị tuột khỏi chân, có thể bị kẹt bên dưới bàn đạp chân ga và chân phanh.
Ước tính trong một khảo sát khác được thực hiện ở London cách đây không lâu, 27% người điều khiển phương tiện cho biết, dép xỏ ngón chính là nguyên nhân gây ra tai nạn hoặc các vụ suýt va chạm.
Dù vậy, 25% người tham gia khảo sát cho biết, họ vẫn sử dụng loại dép này khi ngồi sau vô lăng. Trong khi đó, hơn một nửa số tài xế nữ cho rằng, họ chọn giày dép để đi chủ yếu dựa trên trang phục chứ không phải mức độ an toàn.
Không riêng dép xỏ ngón, giày cao gót hay chân trần cũng được nhiều chuyên gia và tài xế chuyên nghiệp khuyến cáo không nên sử dụng khi điều khiển phương tiện.
Giới chuyên gia cảnh báo, giày cao gót có thể gây nhấn nhầm chân ga, giảm khả năng kiểm soát phương tiện, làm mất thời gian phản ứng, thiếu lực nhấn xuống bàn đạp trong các trường hợp khẩn cấp, bất ngờ xảy ra trên đường.
Cách đây vài năm, một nữ tài xế tại Bastia, Corsica, Pháp đã gây tai nạn nghiêm trọng, khiến một bé gái 7 tuổi thiệt mạng, 3 người bị thương nghiêm trọng và 7 người khác bị thương nhẹ chỉ vì giày cao gót.
Theo tờ Le Firago, do đi giày không phù hợp, nữ tài xế mất kiểm soát phương tiện lúc đi vào đường trơn, khiến xe đâm vào các phương tiện khác đi ngược chiều.
Xét xử vụ việc, một tòa án Tối cao của Pháp ra phán quyết, khẳng định việc đi giày cao trong trường hợp đó đã vi phạm luật di chuyển trên đường cao tốc của Pháp. Luật có quy định, tài xế phải đảm bảo “đủ khả năng thực hiện một cách thuận tiện và không bị trì hoãn tất cả các thao tác cần thiết khi lái xe”.
Có thể bị quy vào tội lái xe cẩu thả
Cũng như Pháp, nhiều quốc gia khác trên thế giới như Anh hay Canada, Australia... đều không nói rõ cấm đi loại giày nào trong lúc điều khiển phương tiện nhưng đều quy định rằng, tài xế cần phải đảm bảo mọi điều kiện cần thiết để xử lý kịp thời trong khi lái xe.
Chẳng hạn, tại Anh, quy định số 97 trong Luật Đường cao tốc của nước này viết, tài xế cần phải đi “giày và mặc quần áo không ảnh hưởng tới việc kiểm soát phương tiện đúng cách”.
Trong trường hợp cảnh sát giao thông yêu cầu dừng phương tiện và phát hiện trang phục, giày dép của người điều khiển xe có thể gây nguy hiểm hoặc đó là lý do gây TNGT thì người này sẽ bị phạt vì tội lái xe cẩu thả.
Mức phạt tối đa lên tới 5.000 bảng Anh (tương đương 271 triệu VND) và trừ 9 điểm trên bằng lái (12 điểm), thậm chí là đình chỉ bằng, cấm lái xe.
Tại Canada, luật cũng không quy định rõ việc đi dép xỏ ngón, giày cao gót hoặc chân trần... khi điều khiển phương tiện là bất hợp pháp nhưng nếu người lái xe thiếu hoặc đi giày dép không phù hợp dẫn đến điều khiển xe nguy hiểm hoặc gây tai nạn, người đó có thể bị buộc tội lái xe cẩu thả.
Người điều khiển phương tiện nên làm thế nào để vẫn thời trang mà không ảnh hưởng tới ATGT? Câu trả lời đó là, nếu bắt buộc phải đi giày cao gót để phù hợp với trang phục, tài xế hãy chuẩn bị thêm một đôi giày bệt vừa chân trong xe để đi đôi giày này trong lúc lái xe và thay giày cao gót khi tới nơi. Nhiều nghiên cứu cho thấy, sử dụng giày bệt khi lái xe sẽ cho phép bàn chân của bạn có thể kiểm soát lực nhấn ga, dễ dàng điều chỉnh khi cần thiết. |
(Theo Báo Giao thông)
Vì sao phụ nữ lái xe thường dễ gây tai nạn?
Dưới đây là những thao tác rất cơ bản nhưng lại là nguyên nhân dẫn đến tai nạn của các chị em.