1. Phi công nào đã ném bom vào Dinh Độc Lập?
-
Nguyễn Văn Bảy
0%
- Vũ Xuân Thiều
0%- Nguyễn Thành Trung
0%- Nguyễn Văn Nghĩa
0%Chính xácĐại tá Nguyễn Thành Trung (sinh năm 1947, quê Bến Tre) chính là phi công từng ném bom vào Dinh Độc Lập năm 1975. Trước đó, ông được Ban Binh vận Trung ương cục miền Nam chỉ đạo thi tuyển vào Không lực Việt Nam Cộng hòa, trở thành “phi công trong lòng địch”.
Ngày 8/4/1975, ông nhận lệnh xuất kích từ sân bay Biên Hòa, lái máy bay F5-E ném bom ở Phan Thiết. Theo quy định, máy bay sau phải cất cánh theo máy bay trước 5 giây, tối đa là 10 giây. Phi công Nguyễn Thành Trung đã dùng 10 giây này để đánh lạc hướng phi tuần trưởng, đài quan sát mặt đất.
Cất cánh, ông không nhập đội bay đi Phan Thiết mà bay ngược về Sài Gòn, mang 4 quả bom hướng đến Dinh Độc Lập. Ném xong, ông vòng tới kho xăng Nhà Bè, bắn tiếp 300 viên đạn 120 ly còn trên máy bay, rồi hạ cánh an toàn xuống sân bay Phước Long.
2. Trước khi trở thành “phi công trong lòng địch”, ông đã thay đổi thứ gì?
-
Thay đổi quê quán
0%
- Thay đổi tên họ
0%- Thay đổi nơi ở
0%- Thay đổi tên mẹ
0%Chính xácPhi công Nguyễn Thành Trung sinh ra trong một gia đình có 5 anh em. Cha ông là Đinh Văn Dậu (còn gọi là Tư Dậu), từng là Bí thư Huyện ủy Châu Thành. Năm lên 10 tuổi, ông được mẹ làm lại giấy khai sinh cho nhỏ hơn 2 tuổi. Tên khai sinh là Đinh Khắc Chung cũng được đổi sang Nguyễn Thành Trung, nhưng vẫn là quê Bến Tre. Bản lý lịch của ông sau đó chỉ có một mẹ một con, không còn thông tin về cha - một cán bộ cách mạng.
Suốt năm tháng chiến tranh sống, học tập, làm việc trong lòng địch, ông thường xuyên phải đối diện với các đợt kiểm tra về lý lịch, quê hương. Tuy nhiên, mỗi khi được hỏi, ông đều trả lời nhất quán, không để bị nghi ngờ.
3. Sau vụ ném bom chấn động, vợ con ông ra sao?
-
Được thu xếp đến nơi an toàn
0%
- Bị bắt vào tù
0%Chính xácTrước khi thực hiện nhiệm vụ, phi công Nguyễn Thành Trung không đưa vợ và con nhỏ đến nơi an toàn vì sợ quá trình thu xếp sẽ làm lộ kế hoạch. Sau cú ném bom, vợ con ông đã bị bắt giữ. Phải tới khi giải phóng, vợ con ông mới được trả tự do.
4. Ông có phải là phi công ném bom xuống sân bay Tân Sơn Nhất?
-
Sai
0%
- Đúng
0%Chính xác20 ngày sau ném bom vào Dinh Độc Lập, phi công Nguyễn Thành Trung cũng chính là người dẫn đầu phi đội ném bom sân bay Tân Sơn Nhất.
Sáng 28/4/1975, tại sân bay Phù Cát, Đại tá Lê Văn Tri - Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân quyết định đưa ra lực lượng tham gia chiến đấu gồm 6 phi công là Nguyễn Thành Trung, Nguyễn Văn Lục, Từ Đễ, Hán Văn Quảng, Hoàng Mai Vượng và Trần Văn On. Phi đội bay được đặt tên là Phi đội Quyết thắng.
Đến 9h30 cùng ngày, 5 chiếc máy bay A-37 của phi đội, mỗi chiếc mang theo 4 quả bom và 4 thùng dầu, được lệnh bay từ Phù Cát vào sân bay Thành Sơn (tỉnh Phan Rang). Tại đây, phi đội hạ cánh, sẵn sàng đợi lệnh bay vào Sài Gòn, trút bom xuống sân bay Tân Sơn Nhất.
Trong lúc tiến về Sài Gòn, phi đội bay thấp để tránh radar. Khi đến gần Tân Sơn Nhất, các phi công chuyển bay ra phía Bà Rịa - Vũng Tàu để đánh lạc hướng. Trận ném bom Tân Sơn Nhất của Phi đội Quyết thắng khiến sân bay này bị tê liệt, rối loạn hoàn toàn. Kế hoạch di tản hàng loạt bằng máy bay phản lực hạng nặng của Mỹ thất bại, phải thay thế bằng những chiếc trực thăng loại nhỏ đậu trên các nóc cao ốc.
5. Ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào năm nào?
-
1984
0%
- 1994
0%- 2004
0%- 2014
0%Chính xácHai cuộc không kích vào Dinh Độc Lập và Sân bay Tân Sơn Nhất do phi công Nguyễn Thành Trung thực hiện có ý nghĩa rất lớn về mặt chiến lược, góp phần kết thúc cuộc chiến tranh, thống nhất đất nước.
Đến năm 1994, phi công Nguyễn Thành Trung được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Ông cũng được biết tới là người đầu tiên của Việt Nam lái Boeing 767 và 777.
- 1994
- Đúng
- Bị bắt vào tù
- Thay đổi tên họ
- Vũ Xuân Thiều