Nghịch lý thị trường BĐS TP.HCM: Giao dịch giảm, giá vẫn tăng
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp là nguyên nhân chính khiến lượng giao dịch bất động sản trên thị trường giảm mạnh. Tuy vậy, ở một số khu vực tại TP.HCM, giá bán căn hộ vẫn tăng.
Hai phương án
UBND TP.HCM vừa xin ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hoàn thiện dự thảo Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 54/2017/QH14 (Nghị quyết 54) của Quốc hội về cơ chế, chính sách thí điểm tạo động lực phát triển thành phố.
So với dự thảo trình Chính phủ vào tháng 12/2022, dự thảo thay thế Nghị quyết 54 trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định lần này, UBND TP.HCM có cập nhật nhiều nội dung. Trong đó, đáng chú ý là đề xuất 2 phương án thu thuế nhà đất thứ hai trở lên.
Phương án 1: Thí điểm thu thuế đối với nhà ở và đất ở, mà người có quyền sử dụng đất hoặc sở hữu nhà ở không trực tiếp sử dụng để ở cho cá nhân và gia đình, tức nhà đất thứ hai trở lên. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về căn cứ tính thuế, thuế suất, phương pháp tính thuế và thời gian áp dụng.
Phương án 2: Chấp thuận cho TP.HCM tăng mức thu liên quan đến nhà đất thứ hai trở lên, như: Lệ phí trước bạ khi mua, nhận chuyển nhượng nhà đất thứ hai trở lên; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển nhượng nhà đất thứ hai trở lên.
Khi đó, HĐND TP.HCM sẽ quyết định áp dụng tăng mức thuế suất thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với đất ở (không quá 5 lần mức thu hiện hành) và tăng mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển nhượng nhà đất thứ hai trở lên (không quá 2 lần mức thu hiện hành);
Tăng tỷ lệ thu lệ phí trước bạ khi mua, nhận chuyển nhượng nhà đất thứ hai trở lên từ 0,5% giá trị chuyển nhượng lên 2% và mức tối đa một hồ sơ chuyển nhượng từ 500 triệu đồng/hồ sơ lên 1 tỷ đồng/hồ sơ.
TP.HCM đề xuất đưa 100% số thu tăng thêm từ các khoản thu thuế nhà đất thứ hai trở lên vào ngân sách thành phố để đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, không dùng để xác định tỷ lệ phần trăm các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và Thành phố cho đến hết thời gian thực hiện nghị quyết.
Hạn chế tình trạng đầu cơ nhà đất
Theo UBND TP.HCM, nếu không ban hành cơ chế đặc thù thu thuế nhà đất thứ hai trở lên thì Thành phố chưa giải quyết được vấn đề thực tiễn về điều tiết tình trạng đầu cơ nhà đất trên địa bàn.
Thu thuế nhà đất thứ hai trở lên sẽ có 3 thách thức cho TP.HCM, đó là: Phải đảm bảo điều chỉnh bất cập trong hệ thống thuế hiện hành vì chưa phân biệt rõ đối với tài sản thứ hai trở lên; phải đảm bảo điều chỉnh đúng đối tượng; rà soát cơ sở dữ liệu về nhà ở, định giá nhà đất, thông tin nhà đất trên phạm vi một địa phương và sự liên kết thông tin với các địa bàn khác.
Đối với phương án 1, TP.HCM cho rằng khi thực hiện sẽ tác động sâu rộng đến người dân. Do vậy, cần tính toán cụ thể.
Với phương án 2, trước mắt có thể điều chỉnh hành vi đầu cơ nhà đất trên địa bàn. Từ đó, làm tiền đề cho việc ban hành sắc thuế mới.
Để xác định đối tượng thu và mức thu thuế nhà đất thứ hai trở lên, cần phải có cơ sở dữ liệu liên quan đến bất động sản trên địa bàn thành phố.
Những thông tin tối thiểu cần có như: Thông tin chủ sở hữu, sử dụng nhà đất, bao gồm cả các đồng sở hữu, đồng sử dụng; thông tin địa chính, lịch sử chuyển nhượng của nhà đất.
Theo TP.HCM, đây là những nội dung cần sự phối hợp giữa thành phố và các cơ quan Trung ương. Thành phố sẽ tích cực triển khai thu thập thông tin để làm cơ sở đề xuất ban hành cụ thể chính sách.
Từ những phân tích về tác động của chính sách thu thuế đối với nhà đất thứ hai trở lên như nói trên, TP.HCM kiến nghị lựa chọn phương án 2.
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp là nguyên nhân chính khiến lượng giao dịch bất động sản trên thị trường giảm mạnh. Tuy vậy, ở một số khu vực tại TP.HCM, giá bán căn hộ vẫn tăng.
Có gần 3.000 căn hộ và nhà ở tại TP.HCM đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai, tuy vậy phân khúc nhà ở trung cấp và bình dân có giá bán dưới 40 triệu đồng/m2 gần như mất hút.
Để giải quyết sự chậm trễ trong khâu thực hiện thủ tục pháp lý cho dự án BĐS, UBND TP.HCM đưa ra quy trình 4 bước, đồng thời quy định rõ thời gian xử lý hồ sơ tại từng đơn vị.