Những người phản đối Trump hiện đang vui mừng vì giờ đây họ có thể gọi ông với biệt danh Tội phạm hình sự Donald Trump. Phe đối lập thực sự không quan tâm liệu ông có bị bỏ tù hay không, điều họ muốn thấy là chiến dịch tranh cử của ông bị cản trở hoặc bị tổn hại nặng nề đến mức những người ủng hộ sẽ quay lưng lại với ông ấy.
Đối với những người căm ghét Trump, việc ông ấy phải ngồi tù giống như món quà ngoài mong đợi. Họ sẽ thấy mình thật có lý khi căm ghét Trump và đảng Cộng hòa sẽ chịu tổn hại vì đã ủng hộ ông.
Bởi vì cựu Tổng thống Donald Trump dường như đang nắm cơ hội thực sự để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ một lần nữa vào tháng 11/2024, đồng nghĩa với việc lấy đi cơ hội tiếp tục nhiệm kỳ 2 của đương kim Tổng thống Joe Biden nên những đảng viên Dân chủ ở Thành phố New York đã lập ra một kế hoạch để khiến chiến dịch tranh cử của ông Trump chệch khỏi đường ray và có thể khiến ông ngồi tù. Bồi thẩm đoàn đã kết án ông Trump phạm 34 trọng tội, khi bị tuyên án, mức án tù có thể lên đến 136 năm.
Bên cạnh án tù, phiên tòa này sẽ làm hoen ố danh tiếng của ông Trump, khiến ông ấy cạn túi tiền, gây chia rẽ nội bộ đảng Cộng hòa và cản trở chiến dịch tranh cử. Những người phản đối Trump hiện đang vui mừng vì giờ đây họ có thể gọi ông với biệt danh Tội phạm hình sự Donald Trump. Phe đối lập thực sự không quan tâm liệu ông có bị bỏ tù hay không, điều họ muốn thấy là chiến dịch tranh cử của ông bị cản trở hoặc bị tổn hại nặng nề đến mức những người ủng hộ sẽ quay lưng lại với ông ấy. Đối với những người căm ghét Trump, việc ông ấy phải ngồi tù giống như món quà ngoài mong đợi : họ sẽ thấy mình thật có lý khi căm ghét Trump và đảng Cộng hòa sẽ chịu tổn hại vì đã ủng hộ ông.
Nhiều chuyên gia pháp lý, cả những người mang tư tưởng dân chủ, cộng hoà và trung lập, đều cho rằng phiên tòa đã vi phạm nhiều quyền hiến định; làm tha hóa và chính trị hóa các công tố viên và thẩm phán của của toà New York, cũng như hệ thống pháp luật; và kết án một người vì những tội danh không tồn tại hoặc không phạm phải. Phe đối lập không mấy quan tâm đến việc họ đang tạo ra một tiền lệ trong lịch sử bầu cử Hoa Kỳ, rằng điều này có thể khiến một nước Mỹ vốn đã chia rẽ sâu sắc còn trở nên chia rẽ hơn nữa và có khả năng dẫn đến bất ổn dân sự, và rằng họ đang đe dọa đến chính cấu trúc của hệ thống pháp luật Hoa Kỳ.
Có một sự đạo đức giả quá rõ rệt: Phe dân chủ ở New York cáo buộc ông Trump can thiệp bất hợp pháp - điều mà ông không làm- vào cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016 để giành chiến thắng trong khi họ rõ ràng đang can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2024 bằng cách truy tố vụ án này!
Nếu đây không phải là một cuộc Hành hình chính trị thì là gì
Vào ngày 31/5, cựu Tổng thống Donald Trump đã bị kết tội hình sự với 34 tội danh làm giả hồ sơ kinh doanh để che giấu khoản tiền trả cho ngôi sao phim khiêu dâm, Stormy Daniels. Ông bị cáo buộc đã có "quan hệ một đêm" với bà này vào năm 2006. Stormy đã hăm dọa tống tiền ông Trump để buộc ông phải trả 130.000 USD vào năm 2014 đổi lại việc bà này không tiết thông tin với giới truyền thông khiến bản thân ông, gia đình và công việc kinh doanh của ông bị tổn thương. Ông Trump phủ nhận sự việc, nhưng vẫn trả tiền cho Stormy để cứu vãn gia đình của mình, đặc biệt là để vợ ông, bà Melania, khỏi bị tổn thương.
Việc trả khoản "tiền bịt miệng" cho những kẻ tống tiền, đặc biệt là từ những người nổi tiếng, người giàu có và chính trị gia, là một thông lệ pháp lý phổ biến ở Hoa Kỳ. Sự thật là: trả tiền cho những kẻ tống tiền để đổi lấy sự im lặng không phải là hành vi trái luật theo luật pháp Hoa Kỳ.
Nhưng hành vi tống tiền là vi phạm pháp luật. Để lấy được khoản tiền “bịt miệng”, những kẻ tống tiền thường phải ký "Thỏa thuận không tiết lộ thông tin". Vì vậy, ông Trump không vi phạm luật khi ký “Thoả thuận không tiết lộ thông tin” với Stormy. Và việc ông Trump có quan hệ tình dục một đêm với bà này hay không cũng không phải là hành vi để đưa ra khởi tố, vì đó không phải là tội.
Năm 2018, tờ Wall Street Journal đã đưa tin về vụ việc Stormy. Sự việc này đã kéo theo một số cuộc điều tra pháp lý về việc liệu chiến dịch tranh cử của ông Trump có cố gắng can thiệp bất hợp pháp đến cuộc bầu cử năm 2016 thông qua các khoản thanh toán "gian lận" cho Stormy hay không. Theo luật pháp Hoa Kỳ, Ủy ban Bầu cử Liên bang và Bộ Tư pháp là những cơ quan duy nhất có thẩm quyền truy tố các tội danh liên quan đến can thiệp bầu cử. Cả hai cơ quan này đã điều tra và không truy tố vụ án.
Trước đó, Văn phòng Công tố New York, là cơ quan khởi tố vụ án này, cũng đã từ chối thụ lý và khởi tố vụ vì lý do chính đáng: New York không có thẩm quyền điều tra hoặc truy tố những tội danh thuộc thẩm quyền của luật liên bang.
Luật bầu cử Mỹ rất phức tạp, nhưng luật có quy định rằng tội danh chỉ cấu thành khi một người có “ý định" gian lận để gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử. Không có bằng chứng đáng tin cậy nào được đưa ra cho thấy ông Trump có “ý định” lừa cử tri. Thay vào đó, ông ấy luôn tuyên bố rằng Thỏa thuận không tiết lộ thông tin là để gia đình ông không phải xấu hổ. Điều quan trọng là Thoả thuận với Stormy không được tiết lộ trên báo chí cho đến năm 2018, hai năm sau cuộc bầu cử năm 2016! Vì vậy, ông Trump không thể có “ý định” gian lận vì cuộc bầu cử đã diễn ra từ hai năm trước đó.
Một sự thật quan trọng: Bản thân Thỏa thuận này không trái pháp luật và và cũng không trái luật bầu cử. Hơn nữa, theo Chủ tịch Uỷ ban bầu cử liên bang, ngay cả khi ông Trump được hưởng lợi từ Thỏa thuận này trong cuộc bầu cử, thì điều đó cũng không cấu thành tội bởi ông ấy đã ký thỏa thuận vì lý do khác.
Mặc dù Văn phòng Công tố New York đã bác vụ án này năm 2018, nhưng đầu năm 2023 cũng chính văn phòng này, dưới quyền của Trưởng công tố mới đắc cử Alvin Bragg, đã mở lại vụ án. Bragg đã phải chịu áp lực rất lớn từ các đối thủ của ông Trump! Để làm mở lại vụ án, Bragg đã phải nghĩ ra cách giải thích mới lạ, vô nghĩa về luật liên bang Hoa Kỳ và luật tiểu bang New York. Trong lịch sử Hoa Kỳ chưa bao giờ có một ai bị buộc tội theo cách này. Với cách làm như vậy, vị công tố viên này có thể đã gây ra một trong những vụ tham nhũng chính trị lớn nhất từng thấy ở Hoa Kỳ.
Công tố viên Bragg lập luận rằng, Tổ chức kinh doanh của ông Trump đã trả cho Stormy Daniels số tiền được ghi trong sổ sách dưới phân mục "chi phí pháp lý". Ông này cho rằng lẽ ra phải dán nhãn các khoản thanh toán này là chi trả tống tiền. Luật sư của ông Trump, Michael Cohen, đã trả cho Stormy khoản tiền “bịt miệng” từ tài khoản cá nhân của mình và sau đó được Tổ chức Trump hoàn trả. Các khoản thanh toán này được lưu sổ sách với nội dung là chi phí pháp lý.
Vấn đề ở đây là: Cohen với tư cách là luật sư của ông Trump đã thiết lập và thực hiện các khoản thanh toán, trong khi đang làm việc cho Tổ chức Trump. Không có bằng chứng nào cho thấy ông Trump trực tiếp quản lý chương trình thanh toán hoặc thậm chí biết về cách thức thực hiện các khoản thanh toán này. Ngay cả khi theo một cách nào đó, các chi phí pháp lý là bất hợp pháp, thì Cohen trong tư cách luật sư mới là người đã thiết lập và thanh toán. Ông ấy là người chịu trách nhiệm tư vấn cho ông Trump.
Công tố viên Bragg buộc tội ông Trump làm giả hồ sơ kinh doanh – đây là một tội nhẹ không phải ngồi tù. Tội này quá nhẹ đến nỗi Văn phòng Công tố New York hiếm khi truy tố. Và trong trường hợp của ông Trump, thời hiệu truy tố tội danh này đã hết hạn hai năm sau khi Cohen thực hiện các khoản thanh toán. Vì vậy, không có việc phạm tội.
Sau đó, Bragg tuyên bố rằng vì các khoản thanh toán này được thực hiện cho mục đích gian lận bầu cử, nên cần khôi phục vụ án và khép vào trọng tội bất chấp thời hiệu vụ án đã hết. Lúc này chúng ta cần nhớ lại một điểm quan trọng là Văn phòng Công tố của ông Bragg không có thẩm quyền truy tố tội danh thuộc Luật bầu cử liên bang.
Tuy nhiên, điều đó không khiến Bragg dừng lại và vị công tố viên này vẫn tiếp tục buộc tội ông Trump với 34 tội trọng. Tuy nhiên, bản thân ông Bragg đã vi phạm Hiến pháp khi từ chối tiết lộ chính xác tội can thiệp bầu cử mà ông Trump đã vi phạm là gì: liên quan đến chiến dịch tranh cử, vi phạm luật thuế hay các hành vi gian lận khác?
Tóm lại: để thực hiện được điều này, công tố viên Bragg và thẩm phán Merchan của tòa Manhattan đã phải bẻ cong luật theo những cách chưa từng có để kết tội ông Trump. Ở Mỹ, việc sử dụng hệ thống pháp luật để tấn công đối thủ được gọi là “Chiến tranh pháp lý”.
* Phần 2: Lá bài cuối cùng mang tên “can thiệp bầu cử"
* Chuyển ngữ: Đào Thuý