Mobile Money là mảnh ghép quan trọng trong hệ sinh thái thanh toán số

Phát biểu tại hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 của Bộ TT&TT chiều nay 22/12, ông Phạm Tiến Dũng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã chia sẻ nhiều thông tin về quá trình chuyển đổi số ngành ngân hàng và nhận định Mobile Money sẽ giải pháp quan trọng để hoàn thành Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia hướng đến người dân.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt triển khai thí điểm Mobile Money từ ngày 9/3/2021. Theo đó, Thủ tướng đồng ý cho các doanh nghiệp có giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Ví điện tử và Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng di động mặt đất sử dụng băng tần vô tuyến điện hoặc các công ty con được phép tham gia thí điểm.

{keywords}
 MobiFone là doanh nghiệp đầu tiên được cấp phép thí điểm dịch vụ Mobile Money. (Ảnh minh họa: MobiFone)

Các doanh nghiệp này được cung cấp dịch vụ đến những khách hàng có Chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu trùng với thông tin đăng ký số thuê bao di động của khách hàng và được doanh nghiệp thí điểm định danh, xác thực theo quy định. Các số thuê bao di động có thời gian kích hoạt và sử dụng liên tục trong ít nhất 3 tháng liền kề tính đến thời điểm đăng ký mở và sử dụng dịch vụ Mobile Money. Mỗi khách hàng chỉ được mở một tài khoản Mobile Money tại mỗi doanh nghiệp thực hiện.

Đến nay, có 3 doanh nghiệp viễn thông tại Việt Nam là VNPT, Viettel và MobiFone đã được cấp phép triển khai dịch vụ.

Ông Phạm Tiến Dũng đánh giá, Mobile Money là nội dung quan trọng trong Đề án thanh toán không dùng tiền mặt 2021 - 2025 nhằm phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

“Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia, với mục tiêu người dân được tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng một cách tin cậy và chi phí hợp lý, Mobile Money là giải pháp hữu hiệu, quan trọng để thực hiện chiến lược này”, ông Dũng cho biết.

{keywords}
Ông Phạm Tiến Dũng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đánh giá Mobile Money là giải pháp quan trọng để hoàn thành Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia.

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cũng kỳ vọng, dịch vụ Mobile Money sẽ góp phần thúc đảy thanh toán không dùng tiền mặt ở vùng nông thôn, biên giới, hải đảo, cộng hưởng và hỗ cho các dịch vụ ngân hàng hiện có để tạo được hệ sinh thái năng động, bao trùm phục vụ người dân.

Đề xuất sớm trình Luật Giao dịch điện tử

Theo chia sẻ của ông Phạm Tiến Dũng, ngành ngân hàng xác định chuyển đổi số là con đường tất yếu để tồn tại, hội nhập và phát triển bền vững. Với sự phối hợp, hỗ trợ của Bộ TT&TT, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quyết định chuyển đổi số ngành ngân hàng với nhiều mục tiêu, trong đó có 50% các món vay nhỏ lẻ được thực hiện bằng công nghệ số và 80% người dân có tài khoản ngân hàng vào năm 2025.

Theo ông Dũng, mỗi ngày, các hệ thống thanh toán quan trọng xử lý 10 triệu giao dịch với khoảng 700.000 tỷ đồng và hoàn toàn trên các giao dịch điện tử. Do đó, Luật Giao dịch điện tử là vô cùng quan trọng và thiết thực với ngành ngân hàng để có thể triển khai các dịch vụ tiếp theo như tiết kiệm và tín dụng trên nền tảng điện tử. "Tôi đề xuất Bộ TT&TT đẩy nhanh tiến trình xây dựng trình các cấp có thẩm quyền ban hành Luật Giao dịch điện tử để ngành ngân hàng chuyển đổi số thuận lợi và đảm bảo an ninh, bảo mật gắn với an toàn giao dịch điện tử", ông Dũng phát biểu.

Ngoài ra, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cũng đề nghị Bộ TT&TT phối hợp với Ngân hàng Nhà nước nắm bắt thông tin thực tiễn trong triển khai dịch vụ Mobile Money cũng như quá trình thanh tra, kiểm tra giám sát định kỳ thường xuyên nhằm đảm bảo việc thí điểm được an toàn, hiệu quả.

Duy Vũ

Việt Nam đặt mục tiêu có 10 doanh nghiệp công nghệ số đạt doanh thu trên 1 tỷ USD

Việt Nam đặt mục tiêu có 10 doanh nghiệp công nghệ số đạt doanh thu trên 1 tỷ USD

Việt Nam đặt mục tiêu hình thành ít nhất 10 doanh nghiệp công nghệ số, có năng lực cạnh tranh quốc tế và có doanh thu trên 1 tỷ USD vào năm 2025.