Đầu tiên, cần xem xét hồ sơ tài liệu lưu trữ tài nguyên đất nước ta cần đổi mới ra sao. 

Sông ngòi dày đặc nhưng nguy cơ thiếu nước 

Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà cho rằng: “Chúng ta chưa bao giờ tính toán lượng nước hiện có là bao nhiêu, nước được sử dụng, phân bố như thế nào và những thách thức, khó khăn có thể xảy ra. Đây là vấn đề trong tư duy phát triển chúng ta cần quan tâm”. 

{keywords}
Bản đồ ảnh vệ tinh + UAV độ phân giải cao, phân tích bằng trí tuệ nhân tạo cho kết quả diện tích mặt nước hiện trạng và cả vùng đã bị thu hẹp, thể hiện rõ thảm thực vật, môi trường sinh thái và công trình kiến trúc (do AT.Com thực hiện tại tỉnh Quảng Nam 2020)

Thực ra, 15 năm qua (2006-2021), Bộ TN&MT đã triển khai hàng chục đề án có nội dung khảo sát, kiểm kê, quy hoạch tổng thể tài nguyên nước các lưu vực sông toàn quốc. Tại Bắc Bộ có đề án Tổng thể bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh thái, cảnh quan lưu vực sông Cầu (2006); Sông Mã, sông Cả (2010); Sông Bằng Giang - Kỳ Cùng (2014). Khu vực Hà Nội có lưu vực sông Hồng - Thái Bình và Nhuệ - Đáy. 

Năm 2016, Bộ TN&MT khởi động “Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Hồng -Thái Bình”; tháng 12/2017, phê duyệt nhiệm vụ, dự kiến trình duyệt vào quý 3 năm nay. Nhưng đến tháng 8, Bộ TN&MT vẫn còn “rà soát, hoàn thiện các thông tin số liệu tài nguyên nước đề xuất các giải pháp trên lưu vực sông Hồng - Thái Bình". Quy hoạch vẫn dở dang, không biết bao giờ có kết quả. 

{keywords}
Đề án Bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy triển khai sau 12 năm (2008-2020). Kết quả, sông ô nhiễm nặng hơn; tư liệu bản đồ lập bằng công nghệ lạc hậu, thông tin nghèo nàn, không có giá trị thực tiễn

Năm 2008 triển khai “Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy”, Bộ TN&MT là Thường trực Ủy ban để vận hành đề án, là đơn vị lập Quy hoạch môi trường. Sau 4 năm (2008-2012) mới xong nhiệm vụ. Quy hoạch chưa có nên 12 năm (2008-2020) “chiến đấu” với nạn ô nhiễm mà không có giải pháp, mục tiêu cụ thể, đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng mà không đạt kết quả tương xứng. 

Thời hạn đề án đã hết nhưng sông Nhuệ ô nhiễm gia tăng từng ngày. Trong khi cả núi công việc chưa hoàn thành thì Bộ tiếp tục trình duyệt và triển khai đề án “Tổng kiểm kê tài nguyên nước quốc gia, giai đoạn đến 2025”.

Đề án đang tập hợp số liệu bộ ngành, địa phương và “...tổ chức nhiều cuộc họp trực tuyến để trao đổi, xây dựng các nội dung liên quan đến quy hoạch như cách tiếp cận để quy hoạch, phương pháp luận lập quy hoạch… Đồng thời, đã phối hợp với các đơn vị trong lĩnh vực tài nguyên nước, các chuyên gia tổ chức nhiều cuộc họp trao đổi về các vấn đề tính toán tài nguyên nước, hiện trạng khai thác, sử dụng, các vấn đề về tài nguyên nước trên các lưu vực sông...”. 

Có thể thấy từ khi có luật Tài nguyên nước 1998 (sửa đổi 2012), Việt Nam đầu tư vào việc kiểm kê khảo sát tài nguyên nước rất nhiều, nhưng tra cứu thông tin liên quan rất ít số liệu, bản đồ… trong khi tin tức về các cuộc họp hành, hội thảo liên miên. Chúng ta đã tính toán nhiều nhưng không ra kết quả. 

Hy vọng ở luật Đất đai sửa đổi 

Sông Hồng ngàn năm nuôi sống người Việt, nhưng vào mùa lũ đe dọa cả vùng đồng bằng Bắc Bộ. Từ 1885-1926, các kỹ sư Pháp đã khảo sát, đo đạc thuỷ văn - địa lý Bắc Bộ làm cơ sở thiết kế, thi công từng phần hệ thống đê điều từ năm 1917-1922. Trước năm 1885, nước ta đã đắp 22 triệu m3 đê, trong 56 năm (1985-1941) đã thực hiện 305 triệu m3, trên tổng chiều dài 1.314 km3. 

{keywords}
Bản đồ địa hình và quy hoạch đê điều Bắc Bộ, thực hiện suốt thế kỷ 20

Trận lũ 1926 gây vỡ đê ngập lụt diện tích lớn, uy hiếp nội thành Hà Nội. Người Pháp tiến hành xây dựng đập Đáy và hình thành hệ thống hồ chứa, hành lang thoát lũ dọc theo địa hình trũng thấp lưu vực sông Đáy, Tích, Nhuệ. Từ đó đảm bảo nguồn nước sản xuất nông nghiệp, lưu giữ nước mùa cạn và thoát lũ an toàn. 

Trước khi sáp nhập vào Hà Nội (2006-2008), tỉnh Hà Tây đã giao hàng chục ngàn ha đất trong hành lang thoát lũ hay mặt hồ trữ nước cho doanh nghiệp nghiên cứu phát triển đô thị du lịch. Và đất bất động sản tăng thì đất canh tác giữ nước giảm. 

Tổng kiểm kê tài nguyên nước quốc gia và Tổng kiểm kê đất đai toàn quốc đều do Bộ TN&MT lập đề án, thực hiện, nghiệm thu và công bố. Mô hình độc canh đã bộc lộ nhiều hạn chế: công nghệ, quy trình thực hiện lạc hậu, nội dung không đáp ứng thực tiễn, tiến độ chậm chạp, không có năng lực liên thông đa ngành… dẫn đến hạn chế hiệu lực quản lý tài nguyên đất và nước. 

{keywords}
Trong 3 năm (2005-2008), Hà Tây giao hàng chục ngàn ha đất đô thị vào hành lang thoát lũ sông Hồng được hình thành trong hàng ngàn năm. Trong 1 tháng phê duyệt quy hoạch tỷ lệ 1/5000 tới 1/2000 để giao đầu tư “Khu du lịch quốc tế cao cấp Tản Viên” vào hồ đầu nguồn rộng 1.624 ha

Hy vọng luật Đất đai sửa đổi sắp tới sẽ tách riêng nhiệm vụ quản lý với cung cấp dịch vụ của Bộ TN&MT. Như vậy mới huy động trí tuệ toàn xã hội để giám sát, đánh giá quy trình xây dựng, chất lượng hồ sơ quản lý tài nguyên đất - nước, tạo môi trường thuận lợi tập hợp đa nguồn lực tham gia lập tư liệu quản lý tài nguyên quốc gia thay vì độc quyền nội ngành. Để từ đó, đất nước ta có hồ sơ quản lý  đất và nước hiện đại, chất lượng cao, phát huy hiệu quả tối đa. 

Trần Huy Ánh (Ủy viên thường vụ Hội KTS Hà Nội)

Những dòng sông sạch chảy qua thành phố giàu mạnh

Những dòng sông sạch chảy qua thành phố giàu mạnh

Những dòng sông ô nhiễm, cạn nước cũng từng bước làm cho thành phố nghèo hèn, ốm yếu.