Trong quy hoạch chiến lược của tỉnh Quảng Ninh, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013) xác định cơ cấu GRDP của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020: Công nghiệp và xây dựng chiếm 45 - 46%" và "Phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo trở thành động lực tăng trưởng chính trong giai đoạn tới; phấn đấu đến năm 2020, giá trị tăng thêm ngành chế biến, chế tạo bình quân 14%/năm".
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được tỉnh xác định là một trong những ngành kinh tế quan trọng và trở thành một trong ba trụ cột chính của nền công nghiệp. Điều này, tiếp tục được thể hiện rõ nét khi tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh khóa XV, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành nghị quyết đầu tiên (Nghị quyết 01-NQ/TU ngày 16/11/2020) về phát triển nhanh, bền vững ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo.
Quan điểm của tỉnh Quảng Ninh là sẽ phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với cơ cấu hợp lý, có khả năng cạnh tranh. Trong đó, đặc biệt ưu tiên và thu hút những doanh nghiệp ứng dụng công nghệ hiện đại, công nghệ sạch, ít hao hụt tài nguyên, tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ở một số chuyên ngành, lĩnh vực, có khả năng đáp ứng cơ bản các yêu cầu của nền kinh tế và xuất khẩu.
Khu công nghiệp tại Quảng Ninh sẽ được áp dụng mô hình “3 trong 1”. |
Trong giai đoạn 2021-2025, Quảng Ninh có chủ trương phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có trọng tâm, trọng điểm dựa trên tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của tỉnh và từng địa phương gắn với các chiến lược, quy hoạch.
Đặc biệt là tận dụng tối đa các cơ chế, chính sách ưu đãi đối với các khu công nghiệp, khu kinh tế để thu hút có chọn lọc các nhà đẩu tư, các dự án công nghiệp chế biến, chế tạo theo phương châm lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yểu.
Quảng Ninh ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, đóng góp lớn cho tăng trưởng và thu ngân sách nhà nước.
Phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo phải gắn với đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa - hiện đại hóa - đô thị hóa; kết hợp chặt chẽ giữa công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp; thúc đẩy phát triển doanh nghiệp và phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân, khởi nghiệp sáng tạo, phát triển sản phẩm chủ lực và
xây dựng thương hiệu của tỉnh, tạo sự liên kết giữa các thành phần kinh tế.
Một điểm khác biệt giữa Quảng Ninh và hầu hết các tỉnh, thành phố khác là địa phương này phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo gắn liền với phát triển bền vững các khu công nghiệp, khu kinh tế thực sự trở thành những động lực tăng trưởng;
Chú trọng phát triển khu công nghiệp theo mô hình “3 trong 1” khu công nghiệp - khu đô thị - khu dịch vụ, với kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại, dịch vụ tiện ích khác biệt, tạo ra môi trường làm việc và môi trường sống vãn minh, an toàn; tạo việc làm, tăng thu nhập cho công nhân, người lao động gắn với nâng cao chất lượng sống của nhân dân.
Thu Uyên
Bắt tay với Samsung, cơ hội vàng cho Bắc Ninh dẫn đầu về công nghiệp hỗ trợ
Để phát triển công nghiệp hỗ trợ, Bắc Ninh có lợi thế lớn khi đang là đại bản doanh của Samsung. Đến nay, địa phương này đã có tới 47 doanh nghiệp trở thành vệ tinh cho Tập đoàn này.