Lấy phiếu tín nhiệm ủy viên Bộ Chính trị rất hệ trọng, nhạy cảm
Việc lấy phiếu tín nhiệm các uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư rất hệ trọng và nhạy cảm, liên quan đến uy tín và sự lãnh đạo chung của Đảng.
Sáng mai, 27/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023, kết nối trực tuyến với 49 Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố.
Hội nghị nhằm triển khai Nghị quyết số 47/2022 về Chương trình giám sát năm 2023 của Quốc hội và Nghị quyết số 23/2022 về Chương trình giám sát năm 2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Cụ thể, các nội dung nghị sự chính bao gồm: Đánh giá khái quát tình hình triển khai Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2022 và triển khai các nội dung thuộc Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2023.
Theo chương trình giám sát năm 2023, tại kỳ họp thứ 6 vào cuối năm, Quốc hội sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Trong các chức danh do Quốc hội bầu theo Luật Tổ chức Quốc hội có Chủ tịch nước, Thủ tướng,… Các chức danh do Quốc hội phê chuẩn có các phó thủ tướng, các bộ trưởng, trưởng ngành…
Quốc hội sẽ lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín với 3 mức độ: “Tín nhiệm cao”; “tín nhiệm” và “tín nhiệm thấp”.
Cũng trong năm 2023, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập trung giám sát 4 chuyên đề.
Thứ nhất, giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Thứ hai, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.
Thứ ba, giám sát việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.
Thứ tư, giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông” và “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 – 2021.
Đây là lần thứ hai Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hội nghị này, sau lần đầu tiên về triển khai Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2022 được tổ chức vào đầu tháng 11/2021.
Việc lấy phiếu tín nhiệm các uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư rất hệ trọng và nhạy cảm, liên quan đến uy tín và sự lãnh đạo chung của Đảng.
Hội nghị Trung ương 9 khai mạc hôm nay sẽ lấy phiếu tín nhiệm 16 ủy viên Bộ Chính trị và 5 ủy viên Ban Bí thư.
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân có nhiều "phiếu tín nhiệm cao" nhất. Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ có "phiếu tín nhiệm thấp" nhiều nhất.
Hy vọng kết quả phiếu tín nhiệm sẽ góp phần tích cực và tốt đẹp trong bố trí cán bộ lãnh đạo cho những năm tiếp theo, đặc biệt là cho Đại hội 13.