Mạch máu có ở khắp nơi trên cơ thể, đóng vai trò là đầu mối then chốt vận chuyển máu và chất dinh dưỡng đến từng bộ phận của con người.
Khi tuổi của bạn ngày càng cao, các mạch máu sẽ dần cứng lại, dễ bị hẹp hoặc tắc nghẽn. Mạch máu tắc có thể dẫn tới đột quỵ, nhồi máu cơ tim, hoặc nghiêm trọng hơn là tử vong.
Tắc mạch máu có thể nguy hiểm tới tính mạng
Triệu chứng của tắc mạch máu:
1. Tứ chi tê lạnh
Nếu như gần đây, tay chân bạn bị tê và lạnh không rõ nguyên nhân, không cải thiện trong một thời gian dài, hãy cẩn thận với bệnh tắc mạch máu.
Khi các mạch máu bị tắc, tứ chi không được cung cấp đủ máu sẽ dẫn tới các triệu chứng trên. Tay chân cách xa tim nhất, khi máu lưu thông kém, lượng máu ở tay chân giảm, dẫn tới cử động không linh hoạt.
2. Chảy nước dãi khi ngủ
Thông thường nước dãi sẽ chảy khi nằm sấp hoặc nằm nghiêng, chỉ cần thay đổi tư thế ngủ, hiện tượng này sẽ biến mất.
Tuy nhiên, đối với người ở độ tuổi trung niên, các mạch máu đang dần lão hóa, việc chảy nước dãi trong khi ngủ có thể do suy yếu khả năng kiểm soát các dây thần kinh.
Nếu bị chảy nước dãi khi ngủ kèm theo trở ngại về ngôn ngữ và lưỡi bị cứng, bạn hãy đến bệnh viện chụp CT não để xem các mạch máu não có bị tắc hay không.
3. Đau tức ngực và đau sau lưng
Khi xuất hiện tình trạng đau tức ngực không rõ nguyên nhân, hơi thở gấp gáp, lưng đau và chảy nhiều mồ hôi, cần cảnh giác mạch máu tim bị tắc, có khả năng dẫn tới nhồi máu cơ tim.
Nhồi máu cơ tim có thể gây ra đau ngực, đôi khi hàm dưới, vai trái, bụng trên và răng cũng có thể bị đau. Khi hiện tượng này xảy ra, bạn không nên bỏ qua mà cần đến bệnh viện để làm điện tâm đồ.
4. Đau chân khi đi bộ
Đi bộ quá lâu có thể gây đau chân, hiện tượng này sẽ có thể thuyên giảm sau vài phút nghỉ ngơi. Nhưng nếu vẫn tiếp tục đau kéo dài khi đi bộ, chứng tỏ các mạch máu trong cơ thể bị tắc nghẽn, đặc biệt là các chi dưới.
Sau khi các động mạch của chi dưới bị tắc, hoại tử mô có thể xảy ra nếu không được điều trị kịp thời.
Thường xuyên vận động có thể cải thiện lưu thông máu
Để bảo vệ mạch máu cần ghi nhớ quy tắc “hai nhiều ba ít” sau đây:
Vận động nhiều
Đây là phương pháp tốt nhất để bảo vệ các mạch máu. Vận động có thể đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và bảo vệ sức khỏe của các mạch máu.
Cường độ tập luyện, đi lại phù hợp sẽ tăng cường lưu thông máu trên toàn cơ thể, giúp thải chất độc trong máu và tránh huyết khối.
Uống nước nhiều
Uống nhiều nước có thể cải thiện độ nhớt của máu và tránh tắc nghẽn mạch máu. Mỗi ngày chúng ta cần uống trên 1,5 lít nước. Bạn hãy uống từng ngụm nhỏ và từ từ để tăng tốc độ thải chất độc và giảm huyết khối.
Ít tức giận
Thường xuyên tức giận có thể khiến một lượng lớn độc tố tích tụ trong cơ thể, làm tăng áp lực mạch máu và ảnh hưởng đến mạch máu.
Khi chúng ta kiểm soát được cảm xúc và giảm thiểu sự tức giận không cần thiết sẽ tránh được sự co thắt đột ngột của các mạch máu và kiểm soát huyết áp.
Ít ăn đồ dầu mỡ
Ăn quá nhiều thực phẩm có dầu mỡ sẽ làm tăng hàm lượng chất béo của cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa lipid, dễ dàng hình thành huyết khối và tăng tốc độ tắc nghẽn mạch máu.
Do đó, chúng ta cần duy trì chế độ ăn thanh đạm, ăn rau và trái cây phù hợp.
Ít hút thuốc
Hút thuốc có thể làm cứng mạch máu, gây tổn thương cho các thành mạch máu và đe dọa sức khỏe mạch máu. Chỉ cần bỏ thuốc lá, bạn có thể giảm mức cholesterol, cải thiện độ nhớt của máu và tránh các mạch máu bị tắc.
Người trung niên và người già sợ nhất tắc nghẽn mạch máu. Khi xuất hiện bốn triệu chứng trên, bạn hãy đến bệnh viện để kiểm tra sớm nhất có thể để biết được tình trạng sức khỏe của bản thân.
Ngoài ra, bạn có thể ăn mật ong, hành, tỏi và rong biển, giúp thông thoáng mạch máu, tăng tốc lưu thông máu khắp cơ thể và giảm lắng đọng chất béo trong mạch máu.
Thu Hiền (Theo Aboluowang)
Người đàn ông suýt mất mạng vì chiếc quẩy: Cách sơ cứu cho người bị nghẹn
Ông Lei (người Trung Quốc) khó thở và mất ý thức do bị nghẹn khi ăn quẩy nhưng người nhà không biết cách sơ cứu.