Đầu năm 1970, John Nash ra viện và kiên quyết không bao giờ trở lại. ĐH Princeton đã kịp thời chìa bàn tay nhân ái cứu nhà toán học đang trong tình trạng bơ vơ không nơi nương tựa: họ mời ông về trường.
Quyết định quan trọng này giúp Nash tránh được thảm kịch nếu ở lại quê nhà thì ông sẽ chỉ có thể làm kẻ ăn xin lang thang đầu đường xó chợ và một ngày nào đó chết trong đói rét.
Sau này khi khỏi bệnh, Nash cảm kích nói: Nhờ sự đùm bọc của Princeton nên tôi đã thoát khỏi cảnh vô gia cư.
Tại Princeton, Nash được Alicia đón về chăm sóc. Với tình yêu cao cả, ý chí sắt đá và nghị lực phi thường, người vợ cũ của ông vượt qua muôn vàn gian khó, dùng tiền lương ít ỏi của một nhân viên làm chương trình máy tính để nuôi và chữa bệnh cho Nash và con trong nhiều năm.
Bà nghĩ rằng hành vi cổ quái của Nash nếu ở nơi khác thì bị cho là điên dại, nhưng tại Princeton nơi có nhiều chủ nhân giải Nobel thì người ta lại có thể nghĩ rằng đó là lối sống của những thiên tài.
Quả thật, nơi đây không hiếm những chuyện lẩn thẩn kỳ quặc tương tự.
Chẳng hạn, trên lối mòn mang tên Einstein trong rừng cây khuôn viên Princeton, từng xảy ra chuyện ông tổ của thuyết tương đối thường dụ dỗ các cháu học sinh tiểu học đưa bài tập toán cho ông giải giúp để ông được chúng trả công bằng những chiếc kẹo...
Hai thập niên 70 và 80, người ta thường thấy một người đàn ông gày xơ xác, tóc tai bơ phờ, mắt đờ đẫn không hồn, suốt ngày lang thang trong khuôn viên ĐH Princeton như một bóng ma, đôi lúc dừng lại trước những tấm bảng đen trong vườn và cặm cụi viết lên đó hàng tá công thức toán học kỳ quặc.
Các sinh viên ngạc nhiên khi biết ông già điên dại bị gọi là “hồn ma” kia chính là thiên tài John Nash được nhắc tới trong các sách giáo khoa họ đang học.
Princeton là nơi tập hợp những nhà trí thức lớn, trong đó có nhiều người quen biết Nash.
Họ tôn trọng và bảo vệ ông. Nếu có ai xúc phạm Nash thì lập tức người đó sẽ bị họ mắng: Này, cả đời anh cũng chẳng thể có được cống hiến như ông ấy đâu!
Nhà trường và các bạn đồng nghiệp đều thông cảm tìm cách giúp Nash có thu nhập để đỡ đần Alicia.
Chẳng hạn, họ ghi tên Nash tham gia các đề tài nghiên cứu dưới bất cứ hình thức nào, dù chỉ là có tính tượng trưng.
Nhưng cố gắng của họ đều không thành, trừ một lần Shapley kiếm được một khoản tiền thưởng cho Nash.
Có lẽ, đó là giải thưởng Lý thuyết John von Neumann (John von Neumann Theory Prize) tặng cho Nash năm 1978 với lý do đã đưa ra khái niệm Cân bằng bất hợp tác (Non-cooperative equilibria).
Người quản lý phòng máy tính đã cho Nash dùng tài khoản máy tính của mình (vì Nash không ở trong biên chế nhà trường), nhờ đó ông học được cách sử dụng máy.
Trong 30 năm Nash đau ốm, công nghệ máy tính đã được cải tiến cực nhiều, bởi vậy những giờ làm việc trên công cụ trí tuệ kỳ diệu này đã có tác dụng tích cực giúp Nash bớt dần chứng hoang tưởng.
Rốt cuộc chuyện thần kỳ đã xảy ra: bệnh tình của Nash thuyên giảm dần. Quá trình ấy diễn ra rất chậm; từ cuối thập niên 80, ông bắt đầu trò chuyện một cách tỉnh táo với mọi người, làm quen một số nghiên cứu sinh, thậm chí có thể bàn bạc vài vấn đề toán học có ý nghĩa.
Ai nấy vô cùng vui mừng khi thấy Nash trở lại cuộc đời bình thường, nhất là ông đã tham gia một số hoạt động học thuật, giao lưu với đồng nghiệp và sinh viên; nhờ đó giới khoa học trong và ngoài nước dần dần biết Nash vẫn còn sống và làm việc.
30 năm qua, do cái tên Nash hoàn toàn không xuất hiện trên báo chí và các hội thảo toán học, còn những công bố cũ của ông lại có niên đại quá xa xưa, cho nên những người không ở Princeton đều nghĩ rằng Nash đã qua đời từ lâu.
Giờ đây hoạt động nói trên của Nash đã tạo tiền đề để Viện Khoa học Hoàng gia Thụy Điển có lý do chú ý tới ông khi họ xét trao giải Nobel kinh tế cho lý thuyết trò chơi bất hợp tác mà ông là một tác giả đầu tiên.
Thực ra nhiều năm trước, John Nash từng được đưa vào danh sách ứng cử viên giải Nobel.
Năm 1985 ông bị loại ra khỏi diện xét chọn, chủ yếu do người ta nghi ngại trí lực của ông có vấn đề.
Ai cũng biết, người được trao giải Nobel phải đến Stockholm đọc một đáp từ ngắn gọn, có nội dung sâu sắc súc tích trước Nhà vua, Hoàng hậu và Viện Khoa học Hoàng gia Thụy Điển cùng đám đông đại biểu, nhà báo.
Ngoài ra, tuy chưa có văn bản quy định không trao giải cho người đã nghỉ hưu hoặc không có chức danh khoa học, nhưng nói chung người có chức danh thì hợp lẽ hơn. Trong hai thập niên 70-80, Nash hoàn toàn không có những điều kiện đó.
Đến năm 1994, do lý thuyết trò chơi ngày càng được ứng dụng nhiều trong kinh tế học, việc xét thưởng Nash trở nên có lợi.
Giáo sư Harold W. Kuhn nhà kinh tế toán lý nổi tiếng tại hai khoa Toán và Kinh tế học ĐH Princeton, bạn học cũ và đồng nghiệp của Nash, đã hết sức cố gắng giúp Nash.
Kuhn thuyết minh với Viện Khoa học Hoàng gia Thụy Điển là nếu chỉ vì tình hình sức khỏe của Nash mà tước mất giải Nobel ông rất xứng đáng được nhận thì điều đó hết sức phi lý.
Kuhn còn đề nghị ĐH Princeton phong cho Nash chức danh “Nhân viên hợp tác nghiên cứu”.
Đề nghị này được chấp nhận. Như thế Nash được chính danh đi Stockholm dự lễ trao giải. Cũng chính Kuhn dự thảo bản lý lịch của Nash và gửi cho Ủy ban Nobel theo yêu cầu của họ.
Ngày 11 tháng 10 năm 1994, Viện Khoa học Hoàng gia Thụy Điển tuyên bố: ba nhà khoa học John F. Nash Jr., John C. Harsanyi (quốc tịch Mỹ) và Reinhard Selten (Đức) được trao giải Nobel Kinh tế “vì các phân tích mở đường của họ về khái niệm cân bằng trong lý thuyết Trò chơi bất hợp tác.”
ĐH Princeton họp báo công bố tin này, chúc mừng Princeton có thêm một chủ nhân giải Nobel. Mọi người đều tiếc là nếu Nash không ốm đau thì lẽ ra một mình ông phải được trao giải này từ rất lâu rồi.
Sự việc John Nash đoạt giải Nobel không những chứng tỏ các khám phá lỗi lạc của ông được giới khoa học quốc tế thừa nhận, mà còn có tác dụng báo cho thế giới biết ông hãy còn sống khỏe mạnh sau 30 năm im hơi vắng tiếng.
Thế nhưng vẫn có một tờ báo châu Á do thiếu thông tin vẫn đăng bài giật tít “Nash không đủ sức khỏe đi dự lễ trao giải Nobel”.
Trong lý lịch tự khai gửi Ủy ban Nobel, Nash viết: sau 25 năm gián đoạn suy nghĩ, giờ đây ông tin rằng mình có thể đạt được một số giá trị nào đấy qua các nghiên cứu hiện nay của ông hoặc với bất kỳ ý tưởng mới nào sẽ đến trong tương lai.
Năm 2001 Nash chính thức tái hôn với người vợ cũ. Có điều đời sống hai người không vì được giải Nobel mà thay đổi mấy, họ phải chăm sóc con trai cũng bị tâm thần, giải này hồi ấy có 930 nghìn USD, chia cho 3 chủ nhân, mỗi người chẳng được bao nhiêu.
Phần cuối: Huyền thoại được cả thế giới biết đến
Nguyễn Hải Hoành (Tạp chí Tia Sáng)
Thiên tài toán học John Nash. |
Sau này khi khỏi bệnh, Nash cảm kích nói: Nhờ sự đùm bọc của Princeton nên tôi đã thoát khỏi cảnh vô gia cư.
Tại Princeton, Nash được Alicia đón về chăm sóc. Với tình yêu cao cả, ý chí sắt đá và nghị lực phi thường, người vợ cũ của ông vượt qua muôn vàn gian khó, dùng tiền lương ít ỏi của một nhân viên làm chương trình máy tính để nuôi và chữa bệnh cho Nash và con trong nhiều năm.
Bà nghĩ rằng hành vi cổ quái của Nash nếu ở nơi khác thì bị cho là điên dại, nhưng tại Princeton nơi có nhiều chủ nhân giải Nobel thì người ta lại có thể nghĩ rằng đó là lối sống của những thiên tài.
Quả thật, nơi đây không hiếm những chuyện lẩn thẩn kỳ quặc tương tự.
Chẳng hạn, trên lối mòn mang tên Einstein trong rừng cây khuôn viên Princeton, từng xảy ra chuyện ông tổ của thuyết tương đối thường dụ dỗ các cháu học sinh tiểu học đưa bài tập toán cho ông giải giúp để ông được chúng trả công bằng những chiếc kẹo...
Hai thập niên 70 và 80, người ta thường thấy một người đàn ông gày xơ xác, tóc tai bơ phờ, mắt đờ đẫn không hồn, suốt ngày lang thang trong khuôn viên ĐH Princeton như một bóng ma, đôi lúc dừng lại trước những tấm bảng đen trong vườn và cặm cụi viết lên đó hàng tá công thức toán học kỳ quặc.
Các sinh viên ngạc nhiên khi biết ông già điên dại bị gọi là “hồn ma” kia chính là thiên tài John Nash được nhắc tới trong các sách giáo khoa họ đang học.
Princeton là nơi tập hợp những nhà trí thức lớn, trong đó có nhiều người quen biết Nash.
Họ tôn trọng và bảo vệ ông. Nếu có ai xúc phạm Nash thì lập tức người đó sẽ bị họ mắng: Này, cả đời anh cũng chẳng thể có được cống hiến như ông ấy đâu!
Nhà trường và các bạn đồng nghiệp đều thông cảm tìm cách giúp Nash có thu nhập để đỡ đần Alicia.
Chẳng hạn, họ ghi tên Nash tham gia các đề tài nghiên cứu dưới bất cứ hình thức nào, dù chỉ là có tính tượng trưng.
Nhưng cố gắng của họ đều không thành, trừ một lần Shapley kiếm được một khoản tiền thưởng cho Nash.
Có lẽ, đó là giải thưởng Lý thuyết John von Neumann (John von Neumann Theory Prize) tặng cho Nash năm 1978 với lý do đã đưa ra khái niệm Cân bằng bất hợp tác (Non-cooperative equilibria).
Người quản lý phòng máy tính đã cho Nash dùng tài khoản máy tính của mình (vì Nash không ở trong biên chế nhà trường), nhờ đó ông học được cách sử dụng máy.
Trong 30 năm Nash đau ốm, công nghệ máy tính đã được cải tiến cực nhiều, bởi vậy những giờ làm việc trên công cụ trí tuệ kỳ diệu này đã có tác dụng tích cực giúp Nash bớt dần chứng hoang tưởng.
Rốt cuộc chuyện thần kỳ đã xảy ra: bệnh tình của Nash thuyên giảm dần. Quá trình ấy diễn ra rất chậm; từ cuối thập niên 80, ông bắt đầu trò chuyện một cách tỉnh táo với mọi người, làm quen một số nghiên cứu sinh, thậm chí có thể bàn bạc vài vấn đề toán học có ý nghĩa.
Ai nấy vô cùng vui mừng khi thấy Nash trở lại cuộc đời bình thường, nhất là ông đã tham gia một số hoạt động học thuật, giao lưu với đồng nghiệp và sinh viên; nhờ đó giới khoa học trong và ngoài nước dần dần biết Nash vẫn còn sống và làm việc.
30 năm qua, do cái tên Nash hoàn toàn không xuất hiện trên báo chí và các hội thảo toán học, còn những công bố cũ của ông lại có niên đại quá xa xưa, cho nên những người không ở Princeton đều nghĩ rằng Nash đã qua đời từ lâu.
Giờ đây hoạt động nói trên của Nash đã tạo tiền đề để Viện Khoa học Hoàng gia Thụy Điển có lý do chú ý tới ông khi họ xét trao giải Nobel kinh tế cho lý thuyết trò chơi bất hợp tác mà ông là một tác giả đầu tiên.
Thực ra nhiều năm trước, John Nash từng được đưa vào danh sách ứng cử viên giải Nobel.
Năm 1985 ông bị loại ra khỏi diện xét chọn, chủ yếu do người ta nghi ngại trí lực của ông có vấn đề.
Ai cũng biết, người được trao giải Nobel phải đến Stockholm đọc một đáp từ ngắn gọn, có nội dung sâu sắc súc tích trước Nhà vua, Hoàng hậu và Viện Khoa học Hoàng gia Thụy Điển cùng đám đông đại biểu, nhà báo.
Ngoài ra, tuy chưa có văn bản quy định không trao giải cho người đã nghỉ hưu hoặc không có chức danh khoa học, nhưng nói chung người có chức danh thì hợp lẽ hơn. Trong hai thập niên 70-80, Nash hoàn toàn không có những điều kiện đó.
Hình ảnh John Nash được diễn viên Russell Crowe tái hiện qua bộ phim “Beautiful Mind” – tạm dịch “Một tâm hồn đẹp”. |
Giáo sư Harold W. Kuhn nhà kinh tế toán lý nổi tiếng tại hai khoa Toán và Kinh tế học ĐH Princeton, bạn học cũ và đồng nghiệp của Nash, đã hết sức cố gắng giúp Nash.
Kuhn thuyết minh với Viện Khoa học Hoàng gia Thụy Điển là nếu chỉ vì tình hình sức khỏe của Nash mà tước mất giải Nobel ông rất xứng đáng được nhận thì điều đó hết sức phi lý.
Kuhn còn đề nghị ĐH Princeton phong cho Nash chức danh “Nhân viên hợp tác nghiên cứu”.
Đề nghị này được chấp nhận. Như thế Nash được chính danh đi Stockholm dự lễ trao giải. Cũng chính Kuhn dự thảo bản lý lịch của Nash và gửi cho Ủy ban Nobel theo yêu cầu của họ.
Ngày 11 tháng 10 năm 1994, Viện Khoa học Hoàng gia Thụy Điển tuyên bố: ba nhà khoa học John F. Nash Jr., John C. Harsanyi (quốc tịch Mỹ) và Reinhard Selten (Đức) được trao giải Nobel Kinh tế “vì các phân tích mở đường của họ về khái niệm cân bằng trong lý thuyết Trò chơi bất hợp tác.”
ĐH Princeton họp báo công bố tin này, chúc mừng Princeton có thêm một chủ nhân giải Nobel. Mọi người đều tiếc là nếu Nash không ốm đau thì lẽ ra một mình ông phải được trao giải này từ rất lâu rồi.
Sự việc John Nash đoạt giải Nobel không những chứng tỏ các khám phá lỗi lạc của ông được giới khoa học quốc tế thừa nhận, mà còn có tác dụng báo cho thế giới biết ông hãy còn sống khỏe mạnh sau 30 năm im hơi vắng tiếng.
Thế nhưng vẫn có một tờ báo châu Á do thiếu thông tin vẫn đăng bài giật tít “Nash không đủ sức khỏe đi dự lễ trao giải Nobel”.
Trong lý lịch tự khai gửi Ủy ban Nobel, Nash viết: sau 25 năm gián đoạn suy nghĩ, giờ đây ông tin rằng mình có thể đạt được một số giá trị nào đấy qua các nghiên cứu hiện nay của ông hoặc với bất kỳ ý tưởng mới nào sẽ đến trong tương lai.
Năm 2001 Nash chính thức tái hôn với người vợ cũ. Có điều đời sống hai người không vì được giải Nobel mà thay đổi mấy, họ phải chăm sóc con trai cũng bị tâm thần, giải này hồi ấy có 930 nghìn USD, chia cho 3 chủ nhân, mỗi người chẳng được bao nhiêu.
Phần cuối: Huyền thoại được cả thế giới biết đến
Nguyễn Hải Hoành (Tạp chí Tia Sáng)