Một lần nữa, Rockstar Games lại chứng minh rằng họ là một nhà phát triển vô cùng biết lắng nghe, vô cùng hiểu mong ước của những fan hâm mộ của mình khi chính thức công bố “Red Dead Redemption 2”. Mặc dù tựa game bom tấn này chưa có thời điểm phát hành rõ ràng, nhưng chắc chắn nó sẽ không làm người chơi thất vọng và tiếp tục mở rộng câu chuyện về thế giới mở miền Tây xuất sắc nhất thế giới này.

Ra mắt năm 2010, phiên bản “Red Dead Redemption” đầu tiên đã nhận được sự tán dương tuyệt đối của cả giới chuyên môn và nhanh chóng chiêu mộ cho bản thân mình một lượng fan đông đảo. Chính vì lẽ đó mà người ta đã chờ đợi một phiên bản sequel từ lâu nhưng cho đến giờ thì điều đó mới thành hiện thực. Trong khi chờ đợi những thông tin mới nhất về “Red Dead Redemptions 2”, đây là lúc thích hợp nhất để ta khám phá các chi tiết bên lề cực thú vị mà không phải ai cũng biết về thương hiệu danh tiếng này.

“Red Dead Redemption” có một nguồn gốc xa xưa

 

Thực tế, “Red Dead Redemption” không phải tựa game đầu tiên của thương hiệu “Red Dead”, mà ngôi vị đó thuộc về “Red Dead Revolver” năm 2004 và vốn thuộc quyền sở hữu của Capcom trước khi chuyển nhượng sang toàn quyền cho Rockstar Games. Hơn nữa, “Red Dead Revolver” được coi là người kế nhiệm tinh thần của sản phẩm arcade cổ điển “Gunsmoke” ra đời năm 1985.

Đội ngũ phát triển của “Red Dead Redemption” đã thực hiện nghiêm túc về bối cảnh lịch sử miền Tây

 

Các thành viên quan trọng nhất của đội ngũ phát triển game đã thực hiện một chuyến đi đến Thư Viện Quốc Hội ở Washington DC để tìm hiểu về cuộc sống, văn hóa và bối cảnh lịch sử của giai đoạn này. Không chỉ tìm hiểu tài liệu lịch sử chân thực, họ còn xem rất nhiều tiểu thuyết, chương trình truyền hình và phim ảnh miền Tây.

Bộ phim kinh điển “The Wild Bunch” là một nguồn ảnh hưởng cực lớn đến tông chính của game, bởi Rockstar muốn “Red Dead Redemption” có sự cân bằng, không quá nghiêm túc nhưng cũng không phải quá hời hợt. Đội ngũ phát triển còn thực hiện những chuyến đi dài qua vùng hoang mạc nước Mỹ, chụp ảnh cảnh quan môi trường để làm mô hình trong game.

Mặc dù lấy nguồn cảm hứng từ các tác phẩm kinh điển, Rockstar cũng không hề muốn “lãng mạn hóa” miền Tây hoang dã, và đã lựa chọn nhấn mạnh sự chuyển đổi sang thế giới hiện đại theo bằng cách đặt bối cảnh của game vào năm 1911, một giai đoạn đầy biến động.

Mất vài năm để mô phỏng các con ngựa trong game

 

Đội phát triển đã tập trung cao độ cho sự chính xác và thực tế của game, và tất nhiên điều đó đã dẫn tới không ít vấn đề khó khăn, nhất là cách cử động của các dạng động vật. Trong khi thực hiện kỹ thuật “motion capture” với những con ngựa đã được huấn luyện, các nhà làm game đã phát hiện ra rằng hành động ra hiệu của họ với nhau đã vô tình bị các con ngựa nhận lầm là ra lệnh.

Chuyện này khiến cho chúng thường xuyên di chuyển bất ngờ, và đôi khi chồm lên muốn hất ngã cả những kỵ sĩ đang ngồi trên yên. Cả quá trình ghi nhận và mô phỏng hoạt động của loài ngựa cho “Red Dead Redemption” đã mất đến vài năm, nên nếu có thấy một lỗi hài hước thì bạn cũng nên hiểu là họ đã làm hết sức mình rồi.

Rockstar Games đã phải giảm bớt ngôn ngữ thô tục, miệt thị của thời đó

 

Thực tế bám sát theo lịch sử không phải lúc nào cũng tốt. Thông qua các bước nghiên cứu khảo sát ban đầu, Rockstar nhận ra rằng thời đại đó, con người ta có cách ứng xử và ăn nói cực kỳ chua chát về vấn đề sắc tộc, và tốt nhất là không nên đưa vào thế giới ảo. Dan Hauser, CEO của Rockstar, đã miêu tả rằng thứ ngôn ngữ miệt thị chủng tộc của thời đại đó là “xúc phạm điên cuồng tới tai nghe người hiện đại”, và những gì ta nghe thấy ở trong game chỉ là dạng giảm nhẹ bậc nhất mà thôi.

Âm nhạc của game cực kỳ phức tạp

 

Để có được những bản nhạc tuyệt vời và phù hợp bối cảnh game, hai nhà soạn nhạc Woody Jackson và Bill Elm đã phải làm việc cùng nhau tới hơn 15 tháng. Nhằm giúp các bản nhạc trong game sẽ có phản ứng theo hành động của người chơi, họ đã sáng tác ra một loạt âm thanh và giai đoạn có thể tự hòa tấu với nhau tùy theo việc người chơi đang làm thay vì những bài hát hoàn chỉnh.

John Marston đã có diễn viên lồng tiếng từ trước khi chưa có kịch bản

 

Rob Wiethoff, nam diễn viên lồng tiếng cho nhân vật chính John Marston, đã được nhận vai trước khi kịch bản game được hoàn thành. Thay vì đọc một đoạn hội thoại trong kịch bản hoàn chỉnh, anh ấy đã đi tuyển vai cho một tựa game “vô danh”.

Khi Rob Wiethoff bước vào studio, anh ấy đã được chào đón bởi 30 người đàn ông mặc y phục quân lính, đưa được lời thoại và yêu cầu đọc chúng trong khi đang giữ quần áo một cách tự nhiên. Cảnh quay căng thẳng này chỉ được thực hiện duy nhất một lần, và kể cả rằng Wiethoff còn chẳng biết chuyện gì đang diễn ra, anh ấy vẫn diễn rất đạt và được thuê chính thức chỉ sau đó một vài ngày.

 

Theo Trí Thức Trẻ