Tam Quốc là một đề tài không thể quen hơn được nữa với người Việt nói chung và game thủ Việt nói riêng. Rất nhiều trong số chúng ta, đã trải qua không chỉ một và vô số tựa game Tam Quốc khác nhau. Và, phần lớn trong số đó, sẽ lấy bộ ba Lưu Quan Trương như những nhân vật chính. Họ đứng về phía chính nghĩa, họ được yêu mến bởi cả người Việt lẫn người Trung. Lưu Bị là vị vua quân tử và nhân từ. Quan Vũ là biểu tượng của 2 chữ trung nghĩa. Trương Phi bộc trực nhưng trung thành và vũ dũng. Tất cả, đều khiến chúng ta yêu mến họ, yêu mến nước Thục. Và, như một lẽ tự nhiên, kẻ thù của họ, Tào Tháo, sẽ là nhân vật phản diện bị ghét bỏ.
Nguyên nhân của quan niệm yêu ghét này, đến từ tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung. La Quán Trung vốn là người theo chủ nghĩa chính thống, nên dành rất nhiều ưu ái cho Lưu Bị Lưu Hoàng Thúc trong tác phẩm của mình. Ngược lại, Tào Tháo là người ép vua thoái vị, chấm dứt nhà Hán của họ Lưu, nên bị viết với cái nhìn ác cảm về mặt đạo đức. Nên biết, Tam Quốc Diễn Nghĩa là một quyển tiểu thuyết chương hồi, những gì được viết trong đó chỉ có 3 phần thực, 7 phần giả, nên không thể dùng đó làm căn cứ để đánh giá Tào Tháo được.
Nhắc đến Tào Tháo, người ta thường nhắc đến 2 chữ gian hùng. Đúng vậy, là gian hùng chứ không phải gian thần, vì Tháo là người có “hùng tài đại lược”, chứ không phải chỉ là “loạn thần tặc tử”. Ngay từ khi làm quan, Tào Tháo đã là người công chính liêm minh, luôn tôn trọng “luật pháp bất vị thân”. Ông đồng thời cũng trân trọng người tài, không bị tư tưởng “gia tộc, xuất thân” thời đó trói buộc. Cũng vì thế, khi thành lập sự nghiệp, không có vị tướng nào dưới trướng phản bội lại họ Tào.
Về mưu lược, Tào Tháo cũng tỏ ra vượt trội hơn so với 2 đối thủ là Lưu Bị và Tôn Quyền. Lưu Bị tìm đến Gia Cát Lượng phải nhờ có Tư Mã Huy giới thiệu. Tôn Quyền trọng dụng Trương Chiêu theo lời ủy thác của Tôn Sách lúc lâm chung. Còn Tào Tháo, tất cả các mưu sĩ đều được ông tự mình lựa chọn, bởi bản thân họ Tào cũng là một người am hiểu mưu lược. Với chú cháu Tuân Du, Tuân Úc, với Trình Dục, Đổng Chiêu... đều như thế.
Sự tích về Tào Tháo là sự mâu thuẫn giữa cái xấu và cái tốt. Có những lúc Tào Tháo là điển hình của sự tiến bộ, của lòng trung nghĩa (khi quyết tâm hành thích Đổng Trác), nhưng cũng có lúc là của cái xấu, cái gian ngoan. Vì sao? Vì làm anh hùng thời loạn không phải việc dễ dàng. Nếu không quyết đoán, không có những quyết định cứng rắn, thì làm sao xây dựng và quản lý cả một thế lực như họ Tào.
Game thủ ngày nay vốn đều là người trẻ, nên quan niệm về nhân nghĩa hay gian hùng cũng từ từ thoát khỏi lối suy nghĩ truyền thống. Bộ ba Lưu Quan Trương đã dần dần trở nên quen thuộc, và sự yêu thích đối với họ cũng ngày càng giảm. Ngược lại, nhiều người bắt đầu tìm đến những tư tưởng mới lạ hơn, và bắt đầu có cái nhìn đúng đắn hơn về Tào Tháo. Nexon hiển nhiên là nắm được tâm lý này, nên mới quyết định cho ra mắt một tựa game mang tên ROTK Mobi (tên đầy đủ: Romance of Three Kingdom: The Legend of Caocao).
Nếu như bạn chưa biết, thì Romance of Three Kingdom (ROTK) là một dòng game kinh điển, thậm chí có thể coi là “thủy tổ” của thể loại chiến thuật Tam Quốc. Vì thuộc thế hệ đầu tiên, nên game có lối chơi phức tạp hơn nhiều so với những game “ăn sổi ở thì” với hệ thống auto như hiện tại. The Legend of Caocao là phiên bản mobi của ROTK, với Tào Tháo làm nhân vật chính. Hiển nhiên, Nexon muốn sử dụng vị gian hùng này như một cách tiếp cận mới mẻ với những game thủ có tư tưởng thoáng và thích sự độc đáo.
ROTK Mobi phiên bản global (có tiếng Việt) sẽ được ra mắt tại vào 22/2. Đây hứa hẹn sẽ là một tựa game sẽ mang đến cho game thủ một cái nhìn hoàn toàn mới về Tam Quốc thông qua con mắt của Tào Tháo. Để tìm hiểu thêm thông tin về game, người đọc có thể truy cập theo các địa chỉ sau:
Trang để đăng ký trước (đối với IOS): https://itunes.apple.com/app/id1306570769
Global Fanpage của RoTK: https://www.facebook.com/OfficialCaocao.nexon