Năm 2020, bạn nhớ nhất điều gì? Có phải là trận chiến chống Covid-19 với vũ điệu rửa tay rầm rộ khắp mọi ngóc ngách? Không thể phủ nhận sức hút mãnh liệt của vũ điệu rửa tay, bởi không chỉ là bài nhảy thông thường, chứa đựng trong đó là cả một ý nghĩa cộng đồng cao đẹp: nâng cao ý thức bảo vệ bản thân, bảo vệ cộng đồng trước đại dịch. Nay, lại thêm một vũ điệu nữa cũng với ý nghĩa cộng đồng đang được các bạn trẻ yêu thích: vũ điệu phân loại rác. MV “Này này, phân loại rác đi nào” chỉ mới ra mắt đã ngay lập tức thu hút sự quan tâm của đông đảo các tầng lớp, từ những em nhỏ, những bạn sinh viên, đến cả những bà nội trợ, những người lớn tuổi.

{keywords}
 Gia đình đình nhỏ của em bé Xoài hào hứng thể hiện vũ điệu phân loại rác.

Nhựa và những chế phẩm của nhựa là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng hẳn không ai ngờ rằng, những chiếc túi nilong mỏng chúng ta sử dụng hàng ngày phải mất 10-100 năm, những chiếc chai nhựa tốn từ 450 năm thậm chí cả nghìn năm… mới có thể phân huỷ. Những con số rúng động trên như một hồi chuông cảnh thức bản thân mỗi người trong chúng ta phải tìm cách nào đó, chung tay bảo vệ môi trường sống. Bởi, muốn có một đời sống dài lâu và khoẻ mạnh, chắc chắn chúng ta phải được sống trong một môi trường sống chất lượng, xanh - sạch nhất có thể.

{keywords}
 Phân loại rác giúp “tiết kiệm kép”: vừa giảm thiểu thời gian thu gom và xử lý rác, vừa tạo thêm điều kiện để nhựa thải ra được tái sinh, hạn chế lãng phí

Vậy thì, hãy cùng nhau, bắt đầu từ việc phân loại nhựa tái sinh. “Phân loại rác đi nào để nhựa cũ được tái chế sau này… Nhựa và nilon cần có cuộc sống mới, tái chế nhiều thứ có ích cho cuộc đời”. Thay vì sử dụng những sản phẩm nhựa dùng một lần, hãy chung tay phân loại rác, bao gồm các vật liệu tái chế, để tạo cơ hội cho nhựa thêm nhiều lần tái sinh, tiếp tục đóng góp công dụng ý nghĩa của mình, giữ thiên nhiên xanh mãi. Giảm thải rác thải nhựa thông qua việc phân loại nhựa tái chế ngay từ từng hộ gia đình là cần thiết và cũng rất cấp thiết.

{keywords}
 Hai cậu nhóc Minh Bủm, Bi Béo cùng bố Xuân Bắc đã có những trải nghiệm thú vị khi cùng nhau phân loại rác.

 

{keywords}
 MV “Này này, phân loại rác đi nào” còn có sự góp mặt của CEO Tuấn Hải và MC Trang Mù Tạt.

Không phải đến tận 2020, việc phân loại rác mới được nhắc tới, tuy nhiên, đây mới là lúc phân loại rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa có được sự chung tay góp sức của không chỉ người dân mà còn là các tổ chức, doanh nghiệp lớn một cách chính thức. Đứng trước những vấn nạn môi trường, trước thôi thúc muốn cống hiến để mang đến một cuộc sống tốt đẹp hơn cho cộng đồng, Unilever đã cùng với URENCO (Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội) đồng hành thực hiện chiến dịch Phân loại rác tại nguồn, gắn liền với Thu gom và xử lý rác thải nhựa tại Hà Nội. MV “Này này, phân loại rác đi nào” chính là một phần của chiến dịch đầy ý nghĩa này. Cùng với việc nâng cao ý thức sử dụng các sản phẩm nhựa của mỗi người dân cũng như khuyến khích phân loại rác tại nguồn, mục tiêu của dự án chính là hình thành chuỗi xử lý khép kín trong xử lý, tái sinh các sản phẩm nhựa, giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường, đem lại những vòng đời nhiều ý nghĩa cho những sản phẩm nhựa.

{keywords}
 Chương trình Phân loại rác tại nguồn dự kiến được phổ biến trên toàn TP. Hà Nội từ nay đến hết 2025.

Đại diện cho Unilever toàn cầu, TGĐ Unilever Việt Nam cam kết cắt giảm 50% lượng nhựa nguyên sinh, tăng cường nhựa tái chế trong sản xuất bao bì. Tương lai, Unilever hướng tới việc sử dụng 100% nhựa tái sinh, tái sử dụng, tự huỷ khi sản phẩm ra thị trường, bên cạnh đó, Unilever cũng đặt mục tiêu thu hồi và xử lý bao bì nhựa nhiều hơn số lượng sản phẩm sử dụng nhựa có mặt trên thị trường lên hàng đầu. “Đừng để mẹ thiên nhiên phải hao gầy, chúng ta góp sức bảo vệ cho rừng cây. Nhựa và nilong cần có cuộc sống mới, tái chế nhiều thứ có ích trong cuộc đời. Một thành phố xanh còn đó vẫn đang đợi giảm lượng rác thải để thiên nhiên được thảnh thơi.”

Cùng khởi động phân loại rác với điệu nhảy vui nhộn này ngay thôi!

Hiểu được giá trị và ý nghĩa của việc xây dựng vòng đời mới cho nhựa trong nỗ lực giảm thiểu rác thải, Unilever & Urenco hợp tác thực hiện Chương trình Phân loại rác tại nguồn trên toàn TP.Hà Nội từ nay đến hết 2025, với kế hoạch đồng bộ hóa các khâu từ phân loại rác tại nguồn, thu gom riêng biệt và đưa đến nhà máy để xử lý, trước khi tái sinh nhựa thành bao bì, sản phẩm khác, từ đó góp phần xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường một cách bền vững và hiệu quả.

 

Là một phần trong chương trình, ngày hội đổi rác tái chế lấy quà tặng GREEN DAY được tổ chức vào mỗi sáng thứ 7 hàng tuần, tại các địa điểm:

- Số 8 Phan Huy Chú, phường Phan Chu Trinh.

- Số 27 Lý Thái Tổ, phường Lý Thái Tổ.

- Hè Cửa Đông – Phùng Hưng, phường Cửa Đông.

- Số 44 Hàng Nón, phường Hàng Gai.

 

Đừng quên tham gia GREEN DAY và lan tỏa thông điệp vì một vòng đời mới cho nhựa cùng Unilever & Urenco, bạn nhé!

Tố Uyên