Trong khi nếu lĩnh lương hưu, họ có thể nhận cao hơn rất nhiều.
Cụ thể, với nam giới, tuổi thọ trung bình là 71 tuổi thì sau nghỉ hưu, trung bình sẽ có 11 năm hưu trí, mỗi tháng sẽ nhận lương hưu 1,8 triệu đồng kèm BHYT hằng tháng. Đối với nữ giới, tuổi thọ trung bình 76,3 tuổi, thì sau nghỉ hưu, trung bình có hơn 20 năm hưu trí, mỗi tháng sẽ nhận lương hưu mức 2,2 triệu đồng kèm BHYT hằng tháng. Cả hai trường hợp còn nhận trợ cấp mai táng 14,9 triệu đồng, trợ cấp tuất 1 lần 5,4 triệu đồng (nam) và 6,6 triệu đồng (nữ). Tổng số tiền nhận được từ quỹ BHXH trong 20 năm khoảng 543 triệu đồng, cao hơn 400 triệu đồng so với lĩnh một lần.
Bài toán giả định này rất đúng, tính thuyết phục cao, không phải người tham gia BHXH không nhìn thấy. Nhưng trong số người tham gia BHXH, không phải ai cũng đi đến kết cục tốt đẹp, được hưởng lương hưu, hưởng BHYT cùng các quyền lợi khác và có thêm nhiều năm sống sau khi hưu, như bài toán giả định đặt ra. Trong khi đó, xu thế rút BHXH một lần gia tăng những năm qua càng đòi hỏi phải có giải pháp khắc phục và phát triển hệ thống BHXH bền vững, lâu dài.
Theo BHXH Việt Nam, giai đoạn 2016-2021, đã có hơn 4,59 triệu người hưởng BHXH một lần, trung bình cứ 2 người tham gia BHXH thì có 1 người rút một lần và năm sau luôn cao hơn năm trước. Ngoài số tiền nhận được ít hơn so với người lựa chọn nghỉ hưu, các quyền lợi của người rút BHXH một lần cũng mất đi, như toàn bộ thời gian tham gia BHXH trước đó không được bảo lưu; không được hưởng chế độ ốm đau, hưu trí; khám chữa bệnh bằng BHYT miễn phí...
Tuổi của lao động rút BHXH một lần ngày càng trẻ, phổ biến ở tuổi dưới 40, trong đó phần lớn chỉ 20-30 tuổi và hầu hết ở khu vực ngoài nhà nước. Đa số họ lựa chọn nhận BHXH một lần vì không được bảo đảm việc làm, cần tiền trang trải cuộc sống; chưa đủ điều kiện về thời gian làm việc và tuổi đời để hưởng lương hưu; nếu tiếp tục bảo lưu, đóng tiếp để đến đủ tuổi, đủ năm thì còn xa vời quá. Họ cũng biết sẽ thiệt thòi quyền lợi lâu dài nếu nhận BHXH một lần nhưng nhiều người không có lựa chọn khác.
Do đó, để bảo toàn quỹ BHXH, để chính sách BHXH phát huy ưu điểm là "lưới an sinh" và cho NLĐ thêm cơ hội về quyền lợi hưu trí, cần gấp rút sửa đổi quy định pháp luật liên quan. Bên cạnh những chính sách hạn chế rút BHXH một lần, cần phải tăng quyền lợi lâu dài mà không tác động lớn đến tâm lý NLĐ. Đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa quy định theo hướng giảm số năm đóng BHXH để được nhận lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm và hướng tới còn 10 năm; bổ sung chế độ trợ cấp nuôi con nhỏ; thêm chính sách hỗ trợ doanh nghiệp duy trì việc làm với NLĐ trung tuổi... là những giải pháp có tính khả thi, cần hiện thực hóa bằng quy định luật pháp.
Khi chính sách BHXH được điều chỉnh phù hợp sẽ thu hút đông đảo lao động xã hội tham gia BHXH. Pháp luật về BHXH đi được vào đời sống, phát huy hiệu quả, càng thể hiện tính tiến bộ, nhân văn.
( Theo Người Lao Động)
Nếu người lao động đã đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội nói trên mà chưa đến độ tuổi nghỉ hưu theo quy định thì có thể lựa chọn một trong hai phương án.