Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng có tuổi thơ nghèo khó và đam mê sách. Ông từng hai lần làm cháy nhà vì mải đọc sách khi nấu cơm. Ông đọc mọi thứ có chữ, cả mảnh báo cũ, đọc đi đọc lại tới thuộc lòng.

Năm 1989, ông Nguyễn Mạnh Hùng về từ Nga với hàng trăm cuốn sách và đĩa than. Tới nay, ông tiếp tục sưu tầm sách trong các chuyến công tác, tạo nên bộ sưu tập có nhiều cuốn đặc biệt, khó tìm ở Việt Nam.

Ông không lý giải được đam mê sách của mình nhưng khẳng định rằng sưu tầm sách không tốn kém như chơi ô tô, đồng hồ hay hàng hiệu... Tháng 10 hàng năm, ông tranh thủ đi khám phá sách cổ, sách quý, sách đặc biệt tại hội sách lớn nhất thế giới ở Frankfurt (Đức) và các nước khác.

Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng hy vọng sớm phối hợp với Thư viện Quốc gia Việt Nam và các cơ quan khác để triển lãm những cuốn sách quý vì "chỉ mình và các cộng sự, bạn bè ngắm thôi thì lãng phí quá! Sách là tài sản chung của cả nhân loại".

W-sach10.jpg
Cuốn sách "Old King Cole" (1985, NXB Gleniffer Press, Scotland) có số lượng hạn chế, được Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng sưu tầm ở Đức. Bảo tàng Gutenberg Museum (Mainz, Đức) hiện trưng bày cuốn sách nhỏ nhất thế giới này.
W-sach11.jpg
Cuốn sách có kích thước 1mmx1mm, làm từ chất liệu giấy đặc biệt và in ấn tinh vi, đặt trong hộp kính - chính là kính hiển vi để độc giả dùng đọc.
W-sach9.jpg
Dù siêu nhỏ, cuốn sách vẫn chứa toàn bộ nội dung bài đồng dao nổi tiếng của Anh.
W-sach8.jpg
Cuốn sách không chỉ là kỳ công về kỹ thuật in ấn mà còn là biểu tượng của sự tiến bộ trong công nghệ chế tạo sách và thu nhỏ kích thước ấn phẩm.
W-sach7.jpg
 Cuốn sách "The Timechart of Biblical History" dài gần 3m, cung cấp cái nhìn toàn diện về lịch sử Kinh Thánh. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng sưu tầm ở Anh cách đây hơn 10 năm và chỉ mang ra "khoe" tại trại hè Phật giáo 2024.
W-sach2.jpg
Cuốn sách cổ bằng da từ thế kỷ 16, ông Hùng tình cờ thấy được khi đến thanh phố Florence, Italy, nơi có nhiều di tích. Ban đầu, ông phát tâm phải có một vật rất cổ làm kỷ niệm, không ngờ gặp được cuốn sách, thấy như là bạn tâm giao nên mua ngay. "Việc bảo quản tốt cuốn sách suốt mấy trăm năm cũng tạo động cho chúng tôi xuất bản và tìm cách cho ra đời những phiên bản đặc biệt, hạn chế", ông Hùng chia sẻ.
W-sach11.jpg
Ông Hùng sưu tầm 2 cuốn sách mạ vàng ở Pháp. Với kỹ thuật mạ vàng thật công phu, sách vẫn sáng bóng sau mấy trăm năm. Ông khâm phục trình độ mạ vàng của các NXB châu Âu thời xưa, đặc biệt là Pháp. Dù đã nghiên cứu để mạ vàng sách do mình xuất bản nhưng chưa thành công, ông tin sẽ tìm ra cách, nếu không sẽ quay lại Pháp và châu Âu để học đến khi thành công.
W-sach1.jpg
Đây là bộ sách cổ bằng chữ Hán Nôm, xuất bản tại Việt Nam mà ông Hùng mua ở Tiền Giang.