{keywords}
 

Nhà máy này thuộc công ty Samsung Điện Cơ Việt Nam (Samsung Electro-Mechanics). Theo Thelec, Samsung Điện Cơ lên kế hoạch rút khỏi thị trường RFPCB trong năm nay. RFPCB dùng để kết nối bo mạch chính với bảng điều khiển OLED. Tính chất vừa cứng vừa linh hoạt cho phép các nhà sản xuất như Apple thiết kế điện thoại dễ dàng hơn. Các bảng mạch cũng gửi tín hiệu điện nhanh hơn. RFPCB đắt hơn FPCB (mạch in linh hoạt).

Thelec đưa tin Samsung Điện Cơ dự định sản xuất RFPCB đến tháng 11. Công ty có khả năng bán nhà máy sản xuất linh kiện này tại Việt Nam từ tháng 8, chia làm hai giai đoạn. Trên website Samsung Việt Nam, Samsung Điện Cơ Việt Nam thành lập tháng 9/2013, chính thức sản xuất kinh doanh từ tháng 7/2014, sản xuất các linh kiện tích hợp công nghệ cao cho các thiết bị điện tử trong ngành điện tử và cơ khí. Nhà máy đặt tại Khu công nghiệp Yên Bình I, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Một khi Samsung Điện Cơ ngừng sản xuất RFPCB, các nhà cung ứng khác của Apple sẽ nhảy vào lấp chỗ trống. Đó là BH và Youngpoong Electronics. Hiện nay, BH cung ứng hơn một nửa, Samsung Điện Cơ chịu trách nhiệm 30% còn Youngpoong khoảng 10% còn lại. Như vậy, nếu Samsung rút lui, tỉ lệ cung ứng của BH cho iPhone năm 2022 là tối đa 70% và Youngpoong là tối đa 30%.

CEO Samsung Điện Cơ Kyung Kye Hun yêu cầu công ty xem xét kế hoạch rút khỏi thị trường mô-đun viễn thông không dây và RFPCB do bộ phận này lỗ 50 tỷ won/năm. Ban đầu, công ty định rút lui từ năm 2020 nhưng lại tiếp tục sản xuất.

Du Lam (Theo Thelec)

Các hãng chip kiếm đậm trong khủng hoảng bán dẫn, trừ Samsung

Các hãng chip kiếm đậm trong khủng hoảng bán dẫn, trừ Samsung

Báo cáo của hãng nghiên cứu TrendForce chỉ ra doanh thu gộp của 10 nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới lập kỷ lục 22,75 tỷ USD trong quý I.