Reuters cho biết nguyên nhân là những thay đổi về phần cứng có thể đẩy giá smarphone cao hơn 30 USD (730.000 VNĐ) mỗi thiết bị so với hiện tại.

Trong khi đó, cơ quan chức năng Ấn Độ đề xuất sử dụng công nghệ ATSC 3.0 phổ biến ở khu vực Bắc Mỹ, cho phép định vị địa lý chính xác tín hiệu tivi và cung cấp hình ảnh chất lượng cao.

4mtkwtidirjyxah5gyslsojlti.jpg
Tính năng phát sóng truyền hình trực tiếp là một cách để giảm bớt tình trạng tắc nghẽn trên các mạng viễn thông do mức tiêu thụ video cao.

Song, các nhà sản xuất smartphone nói rằng các thiết bị của họ tại thị trường này không được trang bị tương thích với ATSC 3.0 và các nỗ lực bổ sung phần cứng sẽ làm tăng giá thành, ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất nói chung.

Trong một bức thư chung gửi Bộ truyền thông Ấn Độ, Samsung, Qualcomm và các nhà sản xuất thiết bị viễn thông Ericsson và Nokia lập luận, việc bổ sung tính năng tiếp sóng trực tiếp tới thiết bị di động có thể làm giảm hiệu suất pin và khả năng thu tín hiệu di động.

Việc phát sóng kỹ thuật số các kênh truyền hình trên điện thoại thông minh cũng gặp nhiều hạn chế ở những quốc gia phát triển như Mỹ và Hàn Quốc. Các CEO trong ngành nói rằng tính năng này không đạt được sức hút do thiếu thiết bị hỗ trợ công nghệ.

Những tháng gần đây, các công ty smartphone liên tục phản ứng trước động thái của cơ quan chức năng, trước đó là yêu cầu làm điện thoại tương thích với hệ thống định vị trong nước, và một đề xuất khác về việc kiểm tra bảo mật thiế bị cầm tay.

Hiệp hội Điện tử và Di động Ấn Độ (ICEA), nhóm vận động hành lang gồm các nhà sản xuất điện thoại thông minh đại diện cho Apple và Xiaomi cũng như các công ty khác, đã phản đối động thái này trong lá thư đề ngày 16/10. Các công ty cho biết hiện tại không có nhà sản xuất thiết bị cầm tay lớn nào trên toàn cầu hỗ trợ ATSC 3.0.

Theo công ty nghiên cứu Counterpoint, Samsung đứng đầu thị trường điện thoại thông minh Ấn Độ với thị phần 17,2%, trong khi Xiaomi theo sau với thị phần 16,6%. Apple nắm giữ 6%.