Sau mỗi vụ rươi, với giá thành như hiện nay (khoảng 350 – 400 nghìn đồng/1kg) mỗi gia đình làm rươi ở Ninh Bình thường thu được 40 – 50 triệu đồng/vụ.
TIN BÀI KHÁC
Clip 8 thanh niên lao đầu vào ôtô trêu tài xế
Con trai công tử Bạc Liêu bình luận ván cờ 5 tỷ
Mặt thật của bà chủ ép nhân viên xăm quái thú
Biệt dược phòng the nơi thượng nguồn sông Mã
Hoảng hồn xác chết không đầu trôi sông
Nguyên nhân cháy xe là do xăng có vấn đề?
MC Vietnam's Got Talent mua nhà 5 tỷ ở Hà Nội
Làm rươi rất vất vả, mỗi khi đến mùa rươi, nhiều gia đình phải dậy từ nửa đêm để canh lấy nước triều cường vào đầm nhà mình để rươi chui từ dưới long đất lên và đến khi trời sang thì phải tháo nước ra để rươi theo dòng chảy. |
Cắm “săm” để bắt rươi – “săm” là một dụng cụ làm bằng lưới như một chiếc túi nhỏ chuyên dùng để bắt rươi và mỗi khi nước triều rút ra ngoài bãi, rươi sẽ theo dòng chảy và chui vào những chiếc “săm” này, khi nào “săm” đầy, người làm rươi sẽ kéo lại và trút rươi vào thùng, rổ để hứng tiếp mẻ rươi mới. |
Theo nhiều người có thâm niên làm rươi ở thuộc xã Kim Tân (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình), những năm trước từ cuối tháng chin, đầu tháng mười là bắt đầu có rươi nhưng năm nay, mùa rươi đến muộn, tận rằm tháng mười (âm lịch) rươi mới "bói" một vài con... |
Rươi sau khi được vớt lên bờ sẽ được lọc cẩn thận để loại bỏ rác và tạp chất. Toàn bộ công việc này được làm theo một công đoạn rất cẩn thận và nhẹ nhàng vì nếu làm ẩu và mạnh tay, rươi sẽ bị dập than, vỡ ruột và chết. |
Những chú rươi có hình dạng rất giống loài rết nhưng thân rất mềm và có hai loại chính là rươi xanh (loại nhỏ) và rươi hồng (loại lớn). |
Sau khi loại bỏ hết rác và tạp chất, rươi sẽ được các lái buôn đưa vào thùng xốp có tưới nước lạnh để rươi co lại và nằm im, sau đó sẽ được đem đi các nơi tiêu thụ. |
Sau mỗi vụ rươi, với giá thành như hiện nay (khoảng 350 – 400 nghìn đồng/1kg) mỗi gia đình làm rươi thường thu được 40 – 50 triệu đồng/vụ. |
(Theo GDVN)