Theo đánh giá của Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương, sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Nghị định 111/2015/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển CNHTđã đạt được những kết quả nhất định. Các chính sách hỗ trợ phát triển CNHT và chính sách ưu đãi đối với CNHT ban đầu đã phát huy tác dụng, tạo tính lan tỏa, góp phần thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp trong nước.
Tuy nhiên, Nghị định 111vẫncòn tồn tại một số điểm vướng mắc, bất cập cần thiết phải sửa đổi, bổ sung. Đó là các nội dung liên quan đến Sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển, công nghệ sản xuất sản phẩm CNHT, đối tượng được hưởng ưu đãi đối với dự án sản xuất sản phẩm CNHT, tính đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật.
Khâu kiểm tra sản phẩm linh kiện cho xe máy tại Nhà máy Nhựa Hà Nội (ảnh: Băng Dương) |
Cục Công nghiệp nhận định, sản xuất CNHT gồm nhiều lĩnh vực mới, Danh mục sản phẩm CNHT ưu tiên phát triểntuy đã được xây dựng khá rộng để tránh bỏ sót, nhưng vẫn còn thiếu cụ thể vì không thể liệt kê đầy đủ hàng ngàn chi tiết linh kiện, phụ tùng. Mặt khác, Danh mục này chưa bao trùm hết các sản phẩm CNHT cần ưu tiên phát triển của từng ngành.
Nhiều doanh nghiệp khi đầu tư sản xuất CNHT băn khoăn không biết sản phẩm của mình có thuộc Danh mục được hưởng ưu đãi và hỗ trợ của Chính phủ hay không. Điều này dẫn tới thực tế là doanh nghiệp có thể phải mất thêm các chi phí (thuê luật sư, tư vấn) và mất thời gian xin ý kiến các cơ quan có thẩm quyền trong việc đề nghị xác nhận ưu đãi.
Ngoài ra, đặc điểm sản xuất của một số ngành như dệt may, da giày là khác hẳn với các ngành công nghiệp khác như ngành ô tô và điện tử…nên việc các sản phẩm dệt may, da giày cùng được xếp trong Danh mục với sản phẩm các ngành ô tô, điện tử là chưa thực sự hợp lý.
Cùng đó, các sản phẩm CNHT có độ phức tạp khác nhau về công nghệ sản xuất, hiện đang được hưởng cùng mức ưu đãi.
Để tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghệ cao và tạo ra nhiều giá trị gia tăng, cần phải có các mức ưu đãi khác nhau đối với các loại sản phẩm khác nhau.
Thuật ngữ “sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển” cũng chưa bao quát hết các ngành và lĩnh vực CNHT. Nhiều doanh nghiệp chuyên xử lý các công nghệ như rèn , dập, đúc, mạ, tráng, sơn, nhuộm, thuộc da… là công đoạn quan trọng quyết định chất lượng của sản xuất CNHT, nhưng do không chế tạo ra sản phẩm cụ thể nên hiện không nằm trong danh mục được hưởng ưu đãi.
Với những bất hợp lý này, Cục Công nghiệp- đơn vị trực tiếp soạn thảo dự thảo sửa đổi Nghị định 111 dự kiến sẽ mở rộng đối tượng ưu đãi của Nghị định này. Theo đó, Danh mục sản phẩm CNHT sẽ được mở rộng thành Danh mục sản phẩm CNHT và các công nghệ CNHT ưu tiên phát triển. Việc mở rộng này nhằm để chính sách có thể đáp ứng được đúng đối tượng là doanh nghiệp đang sản xuất CNHT.
Theo Nghị định 111 hiện hành quy định 59 nhóm sản phẩm linh kiện, phụ tùng, nguyên vật liệu… của 6 ngành ưu tiên gồm dệt may; da giày; điện tử; sản xuất lắp ráp ô tô; cơ khí chế tạo và sản phẩm CNHT cho công nghệ cao.
Băng Dương
Đến năm 2022-2023 sẽ có rất nhiều nhà máy nguyên phụ liệu, dệt, nhuộm
Dự kiến, đến năm 2022 -2023 sẽ có rất nhiều nhà máy nguyên phụ liệu, dệt, nhuộm có thể đáp ứng nguồn cung thiếu hụt trong nước của ngành dệt may”.